Muốn trở thành một nhà lập trình chuyên nghiệp, thì ngaoif việc thành thạo các công cụ hỗ trợ, bạn còn phát biết cách tạo ra những đoạn code "sạch".
Để sở hữu cho mình những đoạn code "sạch", khiến chương trình luôn hoạt động ổn định và dễ dàng khắc phục khi xảy ra sự cố, bạn có thể áp dụng một số mẹo viết code đề cập trong nội dung bên dưới!
Mỗi function chỉ nên đảm nhận một chức năng
Mặc dù việc viết các function mà không chia thành những phần nhỏ hơn, sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian.
Nhưng nếu được, hãy tập thói quen phân chia function thành từng phần nhỏ, để nó chỉ đảm nhận duy nhất một chức năng riêng biệt. Lâu dần bạn sẽ thấy việc này mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt nó sẽ khiến cho những đoạn code bạn tạo ra trở nên gọn gàng và đẹp mắt hơn khi nhìn vào.
Khi đã phân chia function thành từng phần nhỏ riêng biệt, bạn sẽ cảm thấy việc điều hướng trở nên dễ dàng, thậm chí nó đã được bạn xây dựng từ rất lâu.
Ngoài ra, bạn còn có thể dễ dàng reuse các function nhỏ này. Thay vì phải mất khá nhiều thời gian để viết cả một đoạn function dài, nhưng khi chỉ muốn sử dụng lại một đoạn nhỏ, thì chắc hẳn sẽ là một điều vô cùng khó khăn.
Sử dụng tên biến có nghĩa
Việc sử dụng các tên biến có nghĩa sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian, cũng như công sức khi có nhu cầu sử dụng đến chúng giữa vô vàn những biến khác tồn tại trong chương trình.
Một điều đặc biệt cần chú ý khi đặt tên biến, đó chính là hãy nên đặt tên các biến bằng tiếng Anh, nhằm mang lại sự hiệu quả và dễ dàng khi làm việc nhóm với nhau.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đặt tên biến, có thể tham khảo cách đặt dưới dạng 3 câu hỏi sau:
- WHAT: Biến đại diện cho cái gì?
- WHY: Biến phục vụ cho việc gì?
- HOW: Cách sử dụng biến như thế nào?
Chỉ đơn giản vậy thôi là bạn đã sở hữu cho mình một tên biến đúng chuẩn, đồng thời tiết kiệm được thời gian khi cần sử dụng lại sau này.
Tránh dùng các vòng lặp lồng nhau
Việc sử dụng các vòng lặp lồng nhau không chỉ khiến chúng ta mất thời gian, mà còn khiến cho code trở nên khó hiểu.
Do đó, thay vì sử dụng các vòng lặp lồng nhau, ta nên phân tách tất cả vòng lặp thành các function riêng biệt.
Trong trường hợp, chúng ta có mảng (Array) chứa một mảng (firstArr), mảng firstArr này lại chứa thêm mảng khác là (secondArr) và ta lại muốn lấy riêng mảng (secondArr) trong cùng ra.
Nếu như bình thường, ta sẽ giải quyết bằng cách viết các vòng lặp lồng nhau, nhưng đây lại không phải là một giải pháp tối ưu.
Thay vào đó, chúng ta có thể viết một function để giải quyết vấn đề này, đồng thời đảm bảo function này phải gọn hơn, ít lặp code hơn, dễ đọc hơn và có thể tái sử dụng nhiều lần.
Không quá phụ thuộc vào Comments
Trong quá trình phát triển code chương trình, Comment được xem là một công cụ giúp các nhà lập trình đảm nhận dự án sau này có thể dễ dàng và nhanh chóng hiểu được toàn bộ code được sử dụng.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng những đoạn code cần có sự hỗ trợ của Comments đều là do bản thân chúng chưa thật sự rõ ràng và dễ hiểu.
Xét về tổng quan, code có Comments là chuyện không hề xấu, nhưng bản thân code của bạn cũng cần phải đảm bảo sự dễ hiểu, dễ nhận biết ngay cả khi không có sự hỗ trợ của Comments.
Có như vậy, thì việc sở hữu cho mình những đoạn code "sạch" lại càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Đặt tên biến theo chuẩn Camel Case
Camel Case được biết đến là quy tắc đặt tên cho cả biến, function và các định danh khác.
Dựa trên quy tắc Camel Case, tên biến thường sẽ bắt đầu bằng một chữ cái viết thường, kết hợp với các chữ cái đầu tiên theo sau sẽ là chữ viết hoa.
Xóa bỏ các đoạn code không cần thiết
Nhiều lập trình viên vẫn hay có thói quen giữ lại một số đoạn code dư thừa, việc này không những không mang lại lợi ích gì mà còn khiến bộ source code chương trình trở nên "rối mù".
Thế nên, khi một đoạn code không có giá trị trong chương trình, hãy ngay lập tức xóa bỏ chúng bộ source code, để đảm bảo rằng ứng dụng của bạn luôn "sạch sẽ" và bắt mắt hơn.
Lựa chọn kiến trúc phù hợp với Project
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, thì đã có khá nhiều mô hình và kiến trúc khác nhau, hỗ trợ tối ưu cho quá trình tạo dựng các dự án chương trình của bạn.
Nhưng bạn phải đảm bảo mình đã lựa chọn đúng loại kiến trúc phù hợp với Project mà mình đang chuẩn bị xây dựng, chứ đừng chọn cái tốt nhất.
Hiện nay có các mô hình hỗ trợ phổ biến như:
- MVC (Model-View-Controller) - thường được lựa chọn trong việc phát triển web và đảm bảo code của bạn được tổ chức và thiết kế giảm thiểu việc bảo trì sau này.
- ECS (Entity-Component-System) - phổ biến trong việc phát triển game, có nhiệm vụ giúp cho module dữ liệu trò chơi có thể bảo trì dễ dàng.
Kết hợp với não bộ của bạn
Thay vì chỉ nhấn giữ tổ hợp phím Ctrl+C và Ctrl+V trong mọi công việc của mình, bạn nên học cách vận dụng hoạt động của não bộ.
Việc Copy Paste chỉ là một giải pháp tạm thời, nếu quá lạm dụng nó, thì trong tương lai khả năng tự code của bạn sẽ dần giảm sút đấy!
Chính vì thế, hãy chỉ sao chép những thứ bạn thực sự không biết hay chưa làm qua và rồi cố gắng biến chúng thành "thứ tài sản" cho riêng bản thân, để còn có cái ứng dụng về sau này.
Hy vọng với những mẹo vặt trên mà Tự Học Lập Trình đã chia sẻ, sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tạo ra các đoạn code "sạch" phục vụ hiệu quả cho các công việc của mình.