Code "sạch" là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với lập trình viên trong nghề, nhưng lại vô cùng mới mẻ với những người mới bắt đầu làm quen với lập trình.
Như thế nào là code "sạch"?
Code "sạch" hay còn gọi là clean code một thuật ngữ có nguồn gốc từ việc tăng trưởng ứng dụng, thể hiện cách tổ chức mã nguồn, cách triển khai mã nguồn sao cho khoa học và dễ hiểu. Nhờ đó, đem lại hiệu năng cao cho một chương trình cụ thể.
Mục đích chính của code "sạch" là giúp cho quá trình phát triển phần mềm trở nên hiệu quả và nhanh chóng, đồng thời thuận tiện hơn trong việc tối ưu khi tạo ra code.
Ứng dụng code "sạch" không khó, nhưng làm thế nào để sử dụng chuẩn xác và đúng đắn lại là một vấn đề.
Do đó, kỹ năng sử dụng code "sạch" cũng là một trong những điều quan trọng đối với mỗi lập trình viên. Đồng thời, khiến mã nguồn chương trình luôn hoạt động ổn định và đạt hiệu suất cao trong các công việc mà nó hỗ trợ.
Trong quá trình xây dựng, lập trình viên nên chú ý đến một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới code "sạch":
- Định danh: Đòi hỏi biến, hàm, các Class và Package súc tích, đơn giản và thể hiện trọn ý nghĩa của nó. Không nên sử dụng những tên khó hiểu và dễ gây hiểu lầm.
- Định dạng mã nguồn: Khoảng cách lùi đầu dòng.
- Thiết kế và kiến trúc tồi: Làm cho quá trình mở rộng hay thay đổi theo yêu cầu trở nên phức tạp.
- Thiếu đi các bản kiểm thử: Khiến code không đảm bảo được độ ổn định và giảm chất lượng.
- Hàm: Không được đặt quá dài, chỉ thực hiện một nhiệm vụ và không có quá nhiều tham số. Đặc biệt, không nên quá lạm dụng ghi chú và sử dụng chúng vào những mục đích không chính đáng.
Vì sao phải code "sạch"?
Việc sử dụng code "sạch" hỗ trợ các công việc lập trình, sẽ mang đến cho nhà lập trình những lợi ích thiết thực như:
- Giúp quá trình bảo trì code diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
- Có thể ứng dụng đoạn mã code đó nhiều lần và phục vụ tốt cho các mục đích sử dụng khác.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp và trình độ của người tạo ra nó. Đồng thời, mang lại tiếng tăm cho đội ngũ phát triển cũng như công ty chủ quản.
- Giúp những người sau dễ đọc và dễ hiểu khi phải làm việc với chúng.
- Góp phần xây dựng bộ quy tắc chung cho những đoạn code trong chương trình.
- Hạn chế chương trình xảy ra lỗi trong quá trình sử dụng, nếu có cũng dễ debug hơn.
Đặc điểm thể hiện code "sạch"
Một đoạn code được cho là "sạch" thường tồn tại hai yếu tố cơ bản như:
Dễ đọc, dễ hiểu
Yếu tố dễ đọc, dễ hiểu được xem là một điều bắt buộc phải có tronh code "sạch", nhằm tránh tạo ra những hiểu lầm cho những người sau khi sử dụng.
Code "sạch" mang đến sự dễ hiểu dưới những khía cạnh sau:
- Giữa các Object luôn có sự tương tác tốt.
- Thể hiện được vai trò cũng như các chức năng trong Class.
- Phương thức vận hành trong ứng dụng.
- Chức năng của mọi Method được dùng.
- Thể hiện rõ mục đích hoạt động của mỗi Expression và biến.
Dễ thay đổi
Thể hiện qua việc dễ dàng mở rộng, có thể tái cấu trúc và sửa lỗi trực tiếp trong codebase nhưng không làm cho các chức năng gốc bị thay đổi.
Muốn thực hiện được việc này, bạn cần đảm bảo code đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Class phải có API mở rõ ràng, ngắn gọn.
- Mang lại sự thuận tiện cho người đọc khi cần hiểu và thực hiện các thay đổi test.
- Class và Method cần được khai báo gần, nhỏ và đảm nhận một chức năng duy nhất.
- Chức năng của Class và Method hoạt động bình thường và dễ dự đoán được.
- Dễ dàng kiểm thử code có sẵn hay viết test case trong Component Testing.