Low-code hiện đang là một xu hướng trong những năm gần đây và chiếm ưu thế vượt trội trong ngành công nghiệp phần mềm, hỗ trợ phát triển ứng dụng nhanh chóng.
Công nghệ Low-code là gì?
Low-code là một công nghệ mà ở đó nhà lập trình có thể dễ dàng phát triển kỹ năng thiết kế trong việc xây dựng ứng dụng, thông qua việc kéo và thả các khối mã trực quan, hạn chế tối đa việc viết mã thủ công.
Quá trình xây dựng các ứng dụng thông qua công nghệ Low-code cũng khá giống với những phương pháp khác thường được sử dụng, chỉ khác một điều là bạn sẽ được hỗ trợ nhiều phím tắt.
Nếu như những phương pháp khác, bạn phải mất nhiều thời gian cho việc viết mã thủ công, tìm hiểu các Framework mới hay thậm chỉ chỉ tập trung vào việc kiểm thử một dòng code duy nhất trong ứng dụng.
Giờ đây, với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ Low-code bạn sẽ nhanh chóng thực hiện việc tạo ra thứ gì đó mới và có giá trị cho công việc.
Về cơ bản, trong Low-code có hỗ trợ sẵn các Components, cùng một số mảnh ghép, việc duy nhất mà người dùng cần làm để mang lại hiệu quả cao trong công việc, đó là thực hiện tính năng kéo và thả , sau đó set-up lại các thông số và tiến hành kết nối các thành phần lại với nhau để cho ra một giải pháp cụ thể.
Trong công nghệ Low-code thường bao gồm ba thành phần chính, là:
- Môi trường phát triển tích hợp trực quan hay còn gọi là IDE.
- Một số trình kết nối hỗ trợ.
- Ứng dụng quản lý vòng đời sản phẩm.
Tính năng trong công nghệ Low-code
- Thiết kế dựa trên hình ảnh: Hỗ trợ thể hiện rõ quá trình cũng như cấu trúc thông tin bạn đang ra bên ngoài ngay trong chính nền tảng phát triển, đồng thời tránh việc trừu tượng hóa các công việc trong mã cứng.
- Giao diện kéo và thả: Giúp cho quá trình làm việc với phần mềm trở nên vô cùng đơn giản và không phân biệt bất kỳ đối tượng sử dụng nào. Trong một số nền tảng, bạn còn có khả năng tùy chọn làm việc với mã để xây dựng một số chức năng nhất định, nhưng việc này lại không mấy quan trọng.
- Chức năng đa nền tảng: Với chức năng này, bạn không phải mất thời gian xây dựng lại sản phẩm của mình khi muốn đưa nó vào vận hành trên các nền tảng khác, bởi Low-code sẽ hỗ trợ thực hiện việc này.
- Khả năng mở rộng: Khi ứng dụng công nghệ Low-code vào việc lập trình, bạn sẽ thuận tiện hơn trong việc xây dựng các giải pháp hỗ trợ tối ưu hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và dễ dàng mở rộng.
- Hỗ trợ sau triển khai: Nhờ có, Low-code bạn sẽ nhanh chóng và dễ dàng thực hiện việc chỉnh sửa, cập nhật, sửa lỗi và đưa các tính năng mới vào hoạt động mà không làm ảnh hưởng đến kiến trúc hiện có.
- Tích hợp bên thứ ba: Tích hợp này chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho các công cụ dù là đơn giản nhất, cho dù đó là các sản phẩm công khai hay các công cụ kinh doanh nội bộ.
Lợi ích của công nghệ Low-code
Nhờ những tính năng nổi bật mà Low-code mang lại cho người dùng đã được đề cập ở phần trên, mà khi ứng dụng công nghệ này bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Giúp các tổ chức cải thiện sự nhanh nhẹn trong quá trình thực hiện, đồng thời làm giảm sự phức tạp của quá trình phát triển ứng dụng.
- Tăng năng suất làm việc cao, làm giảm chi phí, bởi công nghệ Low-code có khả năng phát triển nhiều ứng dụng chỉ trong thời gian ngắn hơn, so với những phương pháp khác.
- Sở hữu quy trình bảo mật mạnh mẽ, kèm theo đó là tích hợp sẵn các dữ liệu, hỗ trợ đa nền tảng và dễ dàng tùy chỉnh khi thực hiện, giúp hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra khiến nhà lập trình tập trung chủ yếu vào việc tối ưu hóa nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Trong Low-code, nhà lập trình chỉ cần một cú nhấp chuột đã có thể đưa các ứng dụng nhanh chóng được đưa vào vận hành trên thị trường.