Lập trình module tuy không phải là một phương pháp mới trên thị trường, nhưng độ phổ biến và tính ứng dụng của nó lại không cao.
Phương pháp lập trình module là gì?
Phương pháp lập trình Module hay còn được gọi bằng cái tên kiến trúc module, đây là quá trình chia nhỏ một phần mềm máy tính thành từng chương trình nhỏ khác nhau.
Mỗi module sẽ thể hiện một đơn vị riêng cho phần mềm hay phần cứng.
Một chương trình được xây dựng và phát triển dựa trên phương pháp lập trình module sẽ được trang bị các đặc tính nổi bật như:
- Khả năng di động: Giúp các chương trình có thể vận hành được trên các nền tảng khác nhau.
- Khả năng tương tác: Khiến module có thể hoạt động được trên các thành phần thuộc hệ thống khác.
Lập trình module đã được phát triển vào năm 1960, nhưng cho đến nay, đây vẫn là một phương pháp khá hữu ích và phù hợp cho các lập trình viên trong việc phát triển phần mềm.
Trong lập trình module thường sử dụng các loại ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, như Java, C++ và một số ngôn ngữ khác.
Ý nghĩa của phương pháp lập trình module
Việc sử dụng phương pháp lập trình module sẽ có ý nghĩa trong những công việc như:
- Hỗ trợ việc quản lý các công việc một cách dễ dàng hơn.
- Tiện cho việc quản lý và kiểm soát các chức năng đã được tích hợp trong website.
- Thuận tiện hơn trong việc phân chia công việc giữa các thành viên trong team.
- Module đóng vai trò như một đơn vị hay một đoạn code giữ những chức năng riêng biệt, đảm bảo cho quá trình hoàn thiện công việc tốt nhất.
Ưu và nhược điểm của phương pháp lập trình module
Ưu điểm lập trình module
- Sở hữu các đoạn mã đơn giản, dễ đọc và dễ kiểm tra khi cần.
- Việc khắc phục các sự cố xảy ra sẽ nhanh chóng được thực hiện.
- Có thể tái sử dụng lại các đoạn code chức năng nhiều lần.
- Việc cập nhật chương trình dễ dàng, nhưng khả năng rủi ro mang lại vô cùng thấp.
- Khả năng tái cấu trúc sẽ được thực hiện dễ dàng.
Nhược điểm lập trình module
- Cần nhiều thời gian và chi phí để thực hiện việc lập trình module.
- Việc tăng kích thước mã trong module có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.
- Khó có thể hợp nhất các module lại với nhau.
- Mất nhiều thời gian khi thực hiện kiểm tra và sửa lỗi, với mỗi hàm chữa hàng nghìn mã bên trong.