Bạn đang không biết làm thế nào để phân biệt front-end và back-end. Vậy hãy cùng đi tìm hiểu cùng Tự Học Lập Trình qua nội dung này nhé!
Front-end và back-end là hai mảng hoạt động song song cùng nhau, hỗ trợ nhau để cho ra một sản phẩm web được đảm bảo hoạt động bình thường và ổn định.
Để phân biệt giữa front-end và back-end, người ta thường dựa vào những yếu tố liên quan đến User.
Cụ thể về sự phân biệt này sẽ được thể hiện qua các yếu tố sau:
Về khái niệm
Front-end
Front-end là phần sẽ hiển thị đến người dùng ngay khi họ vừa truy cập vào, đồng thời giúp họ có thể tương tác trực tiếp với trang web một cách dễ dàng.
Các yếu tố liên quan đến front-end bao gồm font chữ, màu sắc, danh mục sản phẩm, menu, thanh trượt…
Công việc này có thể được thực hiện nhờ có sự hỗ trợ của bộ ba ngôn ngữ chính trong front-end, đó là HTML, CSS và JavaScript.
Back-end
Back-end là phần hỗ trợ phía sau front-end, đảm nhận trọng trách triển khai hiệu quả các chức năng trong ứng dụng web, bao gồm Databases, quản lý service…
Thông qua back-end, một số thao tác của người dùng thực hiện trên website sẽ được phân tích, tìm nạp và gửi lại, với sự hỗ trợ từ các mã code đã lập trình.
Những dữ liệu quan trọng của người dùng hay thuật toán phân tích… đều thuộc phần back-end.
Nhiệm vụ
Với front-end
Những người đảm nhận vị trí front-end sẽ được gọi là các front-end deeveloper hay lập trình viên front-end.
Nhiệm vụ chính của họ chính là thiết kế các nội dung hiển thị mà người dùng có thể nhìn thấy được trên các trang web hoặc ứng dụng.
Đồng thời, giúp người dùng có thể tương tác trực tiếp trên những phần đó.
Với back-end
Cũng giống như front-end, những người đảm nhận vị trí back-end sẽ được gọi là back-end developer hay lập trình viên back-end.
Với họ, nhiệm vụ chính sẽ là phát triển các chức năng có trong một website / phần mềm và khiến chúng hoạt động trơn, đem lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.
Bên cạnh đó, thực hiện việc liên kết mọi khía cạnh của giao diện người dùng với nhau, cũng như liên kết giao diện người dùng đến cơ sở dữ liệu.
Về mục tiêu hoạt động
Front-end hoạt động nhằm mục đích đảm bảo người dùng có thể truy cập ứng dụng trên mọi nền tảng như PC, laptop, điện thoại…
Còn về phần back-end, nó hoạt động nhằm mục đích đảm bảo ứng dụng vận hành được trong mọi trường hợp được cung cấp, đồng thời có thể mở rộng và hoạt động hiệu quả với độ trễ thấp mà không phát sinh lỗi.
Ngôn ngữ sử dụng
Đối với front-end, bắt buộc bạn phải nắm vững kiến thức về bộ ba ngôn ngữ:
- HTML - Hyper Text Markup Language: Đây là ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn để triển khai nội dung và cấu trúc chung của trang web.
- CSS - Cascading Style Sheets: Là ngôn ngữ lập trình hỗ trợ việc xác định màu sắc, front chữ và phong cách hiển thị của website.
- JavaScript: Được sử dụng để tạo tính năng tương tác cho website như video, âm thanh, hoạt ảnh và các trò chơi.
Còn với back-end lượng ngôn ngữ bạn có thể biết là khá rộng, những phổ biến nhất là một số ngôn ngữ:
- PHP: Ngôn ngữ lập trình kịch bản phát triển các ứng dụng web chạy trên máy chủ.
- Java: Ngôn ngữ lập trình bậc cao, hướng đối tượng, sở hữu khả năng bảo mật mạnh mẽ. Đồng thời, nó còn được hiểu là Platform.
- Python: Ngôn ngữ lập trình bậc cao cho các mục đích lập trình đa năng.
- …
Framework sử dụng
Front-end sẽ sử dụng:
- Vue.js.
- React.
- Angular.
Còn back-end sẽ là:
- Laravel.
- Rails.
- Spring.
- Django.
- …
Kỹ năng cần thiết
Front-end
Để đảm nhận được các công việc trong front-end, bạn cần có những kỹ năng như:
- Bóc tách vấn đề và đưa ra các giải pháp thiết kế phù hợp.
- Có am hiểu về UI/UX.
- Biết phân tích hiệu suất phía Server của trang web để hiểu rõ hơn về trải nghiệm của người tiêu dùng.
- Có khả năng sáng tạo và triển khai các ứng dụng tương tác và thân thiện với thiết bị di động cho web, với sự hỗ trợ của các công nghệ mới như HTML5, CSS3, JavaScript (ES6+) và React.
- Biết cách ghép nối những kỹ năng đó cùng các công nghệ back-end như cơ sở dữ liệu và Node.js, cũng như các công cụ dành cho nhà phát triển như Bash, Git và các bài kiểm tra tự động.
Back-end
Còn về back-end, bạn phải có những kỹ năng như:
- Nắm vững các kiến thức liên quan đến API.
- Có khả năng tương tác tốt cùng Databases và Servers.
- Thao tác thành thạo cùng ngôn ngữ lập trình Python 2 và 3, cũng như Framework hỗ trợ Django.
- Có thể ứng dụng linh hoạt các tính năng của ngôn ngữ như lists, sets hay dictionaries cho các thuật toán đơn giản.
- Luôn tìn cách tối ưu giúp ứng dụng trở nên nhanh chóng, an toàn, ổn định và tiềm năng hơn.
- Lập luận logic và giải quyết vấn đề.
- Xác định - khắc phục - đề xuất giải pháp khả thi cho sự cố về hiệu suất trong ứng dụng web.
Mức thu nhập
Đối với front-end:
- Ở vị trí Fresher 5.000.000 đồng/tháng.
- Ở bậc thấp 12.600.000 đồng/tháng.
- Mức trung bình sẽ là 16.800.000 đồng/tháng.
- Ở tầm cao rơi vào khoảng 21.000.000 đồng/tháng.
- Và cuối cùng mức cao nhất có thể đạt được là 56.300.000 đồng/tháng.
Còn với back-end mức thu nhập sẽ dao động trong khoảng 14.000.000 - 24.000.000 đồng/tháng, cụ thể với các mức:
- Ở mức trung bình lập trình back-end sẽ khoảng 19.000.000 đồng/tháng.
- Với mức phổ biến sẽ dao động trong khoảng 14.000.000 - 24.000.000 đồng/tháng.