COBOL có thể được xem như một ngôn ngữ lâu đời nhất trong lập trình, với hơn 60 năm "tuổi nghề". Cùng Tự Học Lập Trình tìm hiểu thêm về loại ngôn ngữ này nhé!
Ngôn ngữ COBOL là gì?
COBOL - Common Business Oriented Language, điểm đặc biệt của ngôn ngữ này là được sáng chế bới Grace Hopper, một lập trình viên nữ xuất sắc đầu tiên trên thế giới.
Đây là ngôn ngữ lập trình thuộc thế hệ thứ 3, được ra đời vào thập niên 1960, được xem là ngôn ngữ lâu đời nhất được sử dụng đến tận bây giờ.
COBOL ra đời mang sứ mệnh tạo ra một chương trình với các dòng lệnh đơn giản, dễ hiểu thay thế cho chuỗi hàm và số phức tạp, giúp các doanh nhân cũng có thể tạo riêng cho mình một chương trình hoàn chỉnh.
Các chương trình được tạo ra bởi COBOL hoạt động chủ yếu trên các máy Mainframe.
Cấu trúc chương trình trong COBOL sẽ bao gồm các phần DIVISION (phân vùng), SECTIONs (vùng), PARAGRAPH (đoạn lệnh), SENTENCE (câu lệnh) và STATEMENT (phát biểu).
Lợi thế và hạn chế khi sử dụng COBOL
Lợi thế khi sử dụng COBOL
- Những dòng code trong COBOL rất dễ viết, dễ đọc và chỉnh sửa khi có nhu cầu.
- Có tính năng Batch processing hỗ trợ quá trình xử lý các tập tinh trong thời gian nhanh chóng.
- COBOL có thể tiếp nhận dữ liệu từ nhiều phần mềm thương mại khác nhau và vẫn còn được sử dụng ở thời điểm hiện tại.
- Tính ứng dụng của COBOL vô cùng lớn, có thể chứa nhiều triệu dòng lệnh, với hơn 6 triệu dòng ứng dụng khác nhau.
- Các chương trình của COBOL chiếm hơn 95% đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính - ngân hàng, mang đến nhiều tiện ích trong đời sống - xã hội.
Hạn chế khi sử dụng COBOL
- Bộ source code lớn gây khó khăn trong quá trình đọc và chỉnh sửa về sau.
- Mất nhiều thời gian trong việc tìm và fix bugs, dù chỉ là những lỗi nhỏ.
- Tính phổ biến của COBOL không cao, nên rất hiếm những chương trình sử dụng loại ngôn ngữ này.
Quy tắc trình bày file trong COBOL
Khi làm việc với COBOL, các lập trình viên cần tuân thủ quy tắc trong để có thể tạo ra chương trình hoàn thiện và đỡ mất thời gian.
- Vùng đánh số dòng hay Line numbers Area: Gồm 6 ký tự nằm đầu mỗi dòng trong chương trình, đây là vị trí dùng đánh số thứ tự các dòng code.
- Vùng chỉ thị hay Indicator Area: Tiếp nối vùng đánh số dòng, có ký tự thứ 7 và luôn được bỏ trống. Nếu vị trí này là dòng chú thích sẽ được hiển thị dưới dạng dấu sao ('*').
- Vùng A (Area A): là 4 thứ tự tiếp theo và được bắt đầu từ số 8 đến 11. Phân vùng DIVISION, cùng đoạn SECTIONs sẽ thuộc trong vừng A và bắt đầu từ vị trị thứ 8 là tốt nhất.
- Vùng B (Area B): Thuộc vị trị 12 đến 72, các câu lệnh sẽ bắt đầu và kết thúc trong phạm vi này.
- Vùng không chỉ định: Bắt đầu từ vị trí 73, những dòng này sẽ không được xét trong chương trình.
Tại sao COBOL không phổ biến như những ngôn ngữ khác?
Tuy là một ngôn ngữ có "tuổi đời" khá lâu trong lập trình, nhưng lại có rất ít các lập trình viên lựa chọn COBOL trong con đường sự nghiệp của mình.
Những lý do khiến COBOL không mấy "thiện cảm" đối với lập trình viên:
- Sử dụng mã spaghetti, một loại mã tạo ra những dòng mã có cấu trúc kém. Nguyên nhân chính gây ra việc này chính là lệnh GOTO.
- Do đây là ngôn ngữ lập trình thủ tục, máy sẽ đọc từng dòng code theo thứ tự từ trên xuống, nhưng khi kết hợp cùng lệnh GOTO lại khiến cho các dòng code của COBOL phức tạp hơn.
- COBOL hoạt động chủ yếu trong cộng đồng doanh nghiệp và không mang tính học thuật. Mà trong giới học thuật thường quan tâm đến nhiều vấn đề khác nhau, điều này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều ngôn ngữ khác nhau. Còn COBOL được tạo ra chỉ để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh và tối ưu hóa việc xử lý dữ liệu.
- Trong quá trình thế giới ngôn ngữ lập trình không ngừng phát triển, COBOL lại chửng lại và không có thêm các chức năng mới để phục vụ công việc. Đây cũng chính là lý do lớn nhất khiến ngôn ngữ này dần tuột hậu lại phía sau và không có thị trường phát triển.