Nếu vẫn còn đăng băn khoăn không biết có nên lựa chọn mua laptop gaming phục vụ việc lập trình hay không, thì hãy cùng theo dõi nội dung bên dưới nhé!
Tìm hiểu về laptop gaming
Laptop gaming là dòng máy "chuyên trị" mọi thể loại game có cấu hình nặng trên thị trường, hoặc những trò chơi điện tử trên máy tính đòi hỏi khả năng xử lý mạnh về đồ họa.
Sở hữu thiết kế khá chi tiết, đặc biệt hoàn thiện với chất lượng vượt trội.
Những chiếc laptop gaming này thường được áp dụng các công nghệ mới nhất, mạnh mẽ về phần cứng như công nghệ Turbo Boost, Bus RAM…
Dòng laptop này sẽ phục vụ tốt nhất cho mục đích chơi game của các game thủ, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời về tốc độ, âm thanh, hình ảnh, hiệu năng hoạt động.
Trên thị trường hiện nay, laptop gaming được chi thành 03 nhóm phân khúc chính, là:
- Dòng laptop gaming phổ thông: Sở hữu cấu hình trung bình, với thiết kế ổn, không quá dày cũng không quá mỏng, nằm trong tầm giá từ 15 triệu đến 30 triệu.
- Dòng laptop gaming cao cấp: Loại này thì sẽ có cấu hình mạnh, thiết kế cao cấp, mỏng và hoàn thiện về mọi mặt. Thế nên có mức giá hơi cao, cụ thể là từ 30 triệu đến 50 triệu.
- Dòng laptop gaming hardcore: Sở hữu cấu hình cực kỳ cao, thiết kế đẹp mắt, hầm hố, với nhiều tính năng nổi trội và đặc biệt có mức giá hơi "chát" (từ 70 triệu đến 200 triệu).
Đánh giá về laptop gaming
Về thiết kế
Mặc dù hiện nay, dòng laptop gaming đã có cải tiến nhiều so với trước đây, bao gồm cả về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc, nhưng về trọng lượng vẫn còn khá lớn và khó khăn trong việc di chuyển (trọng lượng trung bình khoảng 2kg và dày hơn 2cm).
Về cấu hình
Đa phần các laptop gaming sẽ được trang bị cấu hình mạnh mẽ, kèm theo card đồ họa từ GTX 1050 trở lên, chip Intel Core i5 trở lên, RAM tối thiểu là 8GB.
Đây chắc chắn là ưu điểm lớn nhất của dòng laptop gaming, khiến chúng được nhiều người lựa chọn.
Mặc dù vậy, nhưng với những điều đó chỉ để lập trình, chạy giả lập thì hoàn toàn không cần thiết, bởi CPU cũng không thể hoạt động hết công suất, gây lãng phí tài nguyên.
Để phù hợp hơn với việc lập trình, bạn chỉ cần chọn loại laptop có cấu hình tương đối, thời lượng pin kéo dài để thuận tiện cho công việc lập trình kéo dài hàng giờ đồng hồ là đã ổn rồi!
Bàn phím và Touchpad
Bàn phím của những chiếc laptop gaming thường được thiết kế khá thô, khiến lập trình viên dễ cảm thấy tê và mỏi cổ tay khi phải làm việc trong thời gian dài.
Còn về touchpad, thì theo đánh giá của nhiều người nó hoạt động không được mượt mà lắm, cũng như thiếu độ linh hoạt khiến người dùng cần đến sự hỗ trợ của chuột rời.
Cũng chính vì vậy, nếu lựa chọn laptop gaming hỗ trợ cho lập trình, thì phải đầu tư thêm cho mình bộ phàn phím và chuột rời, mới có thể đáp ứng tốt nhất cho quá trình viết và chạy code.
Giá thành
Đa phần những chiếc laptop thuộc dòng gaming thường sẽ có mức giá khá cao, do chúng được thiết kế với dung lượng lớn để phục vụ hiệu quả cho việc tải và chạy những tựa game khủng.
Thế nên, không đáng để bạn bỏ ra một số tiền cao chỉ để mua một chiếc laptop gaming phục vụ việc lập trình, mà thay vào đó có thể chọn những chiếc laptop khác có giá rẻ hơn mà vẫn tối ưu việc lập trình.
Yêu cầu về chiếc laptop cho dân lập trình
Laptop đối với lập trình viên được xem như "đôi bạn cùng tiến", đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi công việc phát triển phần mềm.
Thế nên, để đảm bảo hiệu quả công việc cũng như tiến độ trong quá trình xây dựng và phát triển các dự án phần mềm, lập trình viên cần lựa chọn cho mình một chiếc laptop thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Màn hình: Đảm bảo có độ phân giải Full HD, kích thước từ 14 inch đến 15 inch và đặc biệt tích hợp kèm công nghệ chống chói.
- Trọng lượng: Nên chọn những chiếc laptop có khối lượng nhỏ gọn, để tiện cho việc di chuyển.
- Thời lượng pin: Cần một chiếc laptop có dung lượng pin "trâu", đặc biệt có thể hoạt động liên tục trong 8h.
- Bộ nhớ RAM: Dung lượng RAM phải từ 8GB trở lên, nên chọn mua loại ổ cứng của RAM là DDR3 hay DDR4 nhằm tối ưu hóa công việc nhanh nhất có thể.
- Bộ vi xử lý (CPU): Nên chọn những chiếc laptop trang bị bộ xi xử lý chip Intel core i5 hay thậm chí là core i7 sẽ tốt hơn. Với những ai làm việc cần Render thì cần chọn CPU Intel Xeon.
- Ổ cứng: Nên chọn chiếc laptop trang bị ổ SSD, thay vì HHD để đảm bảo hiệu suất công việc tốt nhất.
- Card đồ họa: Nhằm đảm bảo tiến độ hoạt động tốt nhất, nên chọn chiếc máy hỗ trợ card đồ họa rời hay tích hợp onboard Intel HD Graphics. Còn nếu thường xuyên Render, nên chọn dòng laptop có trang bị VGA card đồ họa rời để đảm bảo hiệu năng hơn.
Có nên mua laptop gaming để lập trình hay không?
Với những so sánh trên về chiếc laptop gaming và một chiếc máy phù hợp cho việc lập trình, thì Tự Học Lập Trình khuyên bạn "Không Nên" mua laptop gaming để lập trình. Bởi những lý do sau:
- Có giá thành tương đối cao.
- Thiết kế nặng nề không thích hợp với những người không làm việc cố định, đồng thời khá nặng nề khi phải mang vác nó đến nơi làm việc.
- Tuy cấu hình mạnh mẽ nhưng lại không cần thiết.
- Bàn phím và chuột hoạt động không mượt mà, gây nhiều trở ngại cho quá trình viết và chạy code.
Nếu bạn chấp nhận được những nhược điểm trên đối với chiếc laptop gaming, đồng thời vừa có niềm đam mê với lập trình và sở thích chơi các tựa game cấu hình mạnh, thì vẫn có thể lựa chọn chúng để phục vụ cho công việc. Nhưng điều này không được khuyến khích cho lắm!