Framework là một phần rất quan trọng đối với các công việc của lập trình viên. Dưới đây, Tự Học Lập Trình sẽ giới thiệu đến các bạn 5 web framework phổ biến.
Trong lập trình, web framework được xem như là một khuôn khổ phần mềm, được xây dựng nhằm tối ưu hóa quy trình phát triển các ứng dụng liên quan đến web.
Trong đó bao gồm các dịch vụ web, tài nguyên web và các API web, đồng thời cung cấp các chức năng cần thiết hỗ trợ cho lập trình viên trong việc tạo ra một website hoàn chỉnh.
Nếu bạn cũng đang tìm cho mình một web framework chất lượng, vậy thì hãy tham khảo một vài gợi ý mà Tự Học Lập Trình sẽ đề cập bên dưới nhé!
Web framework của PHP: Zend
Zend là một framework được xây dựng dựa trên nền tảng của PHP, hoạt động tuân theo các quy tắc của mô hình MVC.
Nhờ đó, bạn dễ dàng tách riêng các thành phần xử lý riêng, đồng thời hỗ trợ tạo ra những đoạn mã code chỉn chu, dễ quản lý, chỉnh sửa và nâng cấp mỗi khi có nhu cầu.
Zend là một phần mềm mã nguồn mở, được hỗ trợ bởi cộng đồng hướng đối tượng.
Không những thế, Zend còn góp phần cung cấp một số các API cho những nhà cung cấp nổi tiếng như Google, Flick và Yahoo.
Khi sử dụng Zend, bạn sẽ nhận được nhiều quyền lợi đặc biệt như:
- Nhanh chóng tạo ra một website hoạt động đúng chuẩn MVC.
- Dễ dàng phát triển thêm một số ứng dụng nhúng hay trong việc sử dụng các Plugins.
- Tạo ra một link URL tiêu chuẩn và ngắn gọn.
- Hỗ trợ quá trình quản lý code, liệt kê và thực hiện các truy vấn history.
- Cung cấp thư viện hỗ trợ API cho các nhà đầu tư lớn, trong đó có cả Google, Yahoo và Flick.
- Nhanh chóng thực hiện việc phân quyền đến từng Action.
Web framework của PHP: Laravel
Tuy Laravel có tuổi đời khá mới trên thị trường, nó chỉ vừa được phát hành vào năm 2011, nhưng đã nhanh chóng chiếm giữ vị trí ưu tiên đối với các lập trình viên đang hoạt động trong mảng lập trình web.
Framework này sở hữu nhiều lợi thế hỗ trợ cho quá trình phát triển các ứng dụng web diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn trước rất nhiều.
Đặc biệt, Laravel còn trở thành một phần không thể thiếu trong một số Project lớn và phức tạp của các doanh nghiệp lớn.
Laravel hoạt động khá linh hoạt và có khả năng tùy biến cao, nên người dùng có thể dễ dàng ứng dụng nó vào mọi Project, từ quy mô nhỏ cho đến lớn và cho phép lượng lớn nhà phát triển tham gia vào cùng lúc.
Trong quá trình sử dụng Laravel, người dùng sẽ nhận được các lợi thế sau:
- Đây là mã nguồn mở, người dùng dễ dàng sử dụng hoàn toàn miễn phí.
- Cung cấp nguồn tài nguyên và công cụ hỗ trợ đa dạng, kèm theo đó là Template và thư viện form helper giúp tạo ra các biểu mẫu bảo mật một cách nhanh chóng.
- Sử dụng ít code hơn, nhưng ứng dụng được trong nhiều công việc và phù hợp trong quá trình làm việc nhóm hay phân chia công việc.
- Tạo ra các link thân thiện, bảo mật session, cookie tốt hơn.
- Có tính năng Form Validation, kèm theo mô hình MVC rõ ràng, dễ bảo trì. Đồng thời, cung cấp chức năng hỗ trợ bảo mật, validate dữ liệu, SQL Injection... phục vụ tối đa cho mọi mục đích sử dụng.
Web framework của Ruby: Ruby on Rails
Ruby on Rails do David Heinemeier Hansson phát triển, được chính thức ra mắt thị trường vào năm 2015.
Điểm đặc biệt khi lựa chọn Ruby on Rails, chính là bạn sẽ được cung cấp một cấu trúc chuẩn để xây dựng ứng dụng web và sử dụng ít lệnh hơn so với những framework khác.
Framework này có cấu trúc vô cùng đơn giản, dễ học và phù hợp với cả những người mới chưa có nhiều kiến thức trong lập trình.
Một điểm nổi bật khác khiến nhiều người lựa chọn sử dụng Ruby on Rails đó là nó sở hữu tốc độ thực thi chương trình vô cùng nhanh chóng, mà vẫn đảm bảo về mặt chất lượng và tốn ít chi phí trong việc bảo trì.
Web framework của JavaScript: Angular JS
Là một framework khá nổi tiếng được phát triển dựa trên nền tảng của JavaScript, đặc biệt trong việc sử dụng TypeScript dựa trên các Component, nhưng lại là một ràng buộc hai chiều.
Angular JS thường được ứng dụng vào việc xây dựng các website động, hoạt động phụ thuộc vào những thuộc tính mở rộng HTML.
Khi sử dụng Angular JS, bạn sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ bởi những tính năng sau:
- Cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ và trải dài khắp mọi nơi.
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn khá chi tiết.
- Bị ràng buộc dữ liệu hai chiều.
- Thường được ứng dụng vào việc xây dựng dự án Single Page Application.
- Hỗ trợ Shadow DOM.
Web framework của Java: Spring
Framework Spring được phát triển dựa trên nền tảng Java, nó được ví như một giải pháp tinh gọn dành riêng cho Java Enterprise.
Trong quá trình sử dụng Spring, nhà lập trình sẽ dễ dàng tạo ra các mã có hiệu suất cao, dễ kiểm thử và có thể tái sử dụng mỗi khi cần.
Spring được ra đời với sứ mệnh hỗ trợ cho việc phát triển ứng dụng J2EE diễn ra dễ dàng, đồng thời thúc đẩy việc lập trình tốt hơn với mô hình POJO-based.
Với Spring, bạn sẽ nhanh chóng kiểm tra và quản lý Transation, JDBC Operations, File uploading, Exception Handling.
Ngoài ra, Spring còn hỗ trợ việc gắn kết với Components thông qua Spring Container.