Để có được những ứng dụng di động chất lượng mà chúng ta vẫn hay sử dụng, nhà lập trình luôn cần đến sự hỗ trợ của một số ngôn ngữ "chuyên dùng".
Ngôn ngữ lập trình Lua
Lua là một ngôn ngữ lập trình đa mô hình - đa nền tảng, thường được dùng để xây dựng và phát triển các ứng dụng di động có dung lượng nhẹ.
Các ứng dụng được xây dựng bởi Lua sẽ được cung cấp khả năng nhắn tin tích hợp cho các doanh nghiệp, đảm bảo an toàn trong suốt thời gian vận hành.
Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng và phát triển riêng cho mình một ứng dụng sở hữu tốc độ vận hành nhanh chóng, cùng khả năng mở rộng, tính di động và độ tinn cậy cao, thì việc lựa chọn ngôn ngữ Lua hỗ trợ được cho là một việc khá hợp lý.
Bất kể ngôn ngữ nào trong thời gian sử dụng cũng đều mang lại những ưu và nhược điểm riêng cho người dùng, cụ thể như sau:
- Ưu điểm khi sử dụng Lua thể hiện qua những việc sau:
- Làm giảm API, đồng thời hạ thấp đường cong học tập.
- Có dấu chân bộ nhớ ở trạng thái rất nhỏ, phục vụ hiệu quả cho việc đóng gói và mang lại nhiều lợi ích trong quá trình xử lý lỗi.
- Lua C API luôn được ghi chép cẩn thận, đặc biệt mang lại sự thuận tiện khi cần sự hỗ trợ của C.
- Khả năng thực thi chương trình vô cùng nhanh chóng, mà còn sử dụng ít thời gian khi bộ nhớ chạy.
- Nhược điểm khi sử dụng Lua sẽ được thể hiện qua:
- Không phù hợp cho người mới theo học.
- Không được ghi chép đầy đủ với số lượng bình luận mã ít nhất.
- Khả năng thu gom rác khá tệ.
- Tuy đã được cải thiện về tài liệu hướng dẫn, nhưng vẫn còn khá sơ sài.
Ngôn ngữ lập trình TypeScript
Là một loại ngôn ngữ cấp cao, được xây dựng dựa trên nền tảng của ngôn ngữ JavaScript, giúp người dùng có thể linh hoạt lựa chọn giữa JavaScript với TypeScript để hỗ trợ lập trình ứng dụng di động.
TypeScript đã được bổ sung đa dạng tùy chọn kiểu tĩnh, kèm theo đó là những lớp đối tượng, gồm cả ES6 (ECMAScript 6 2105).
Quá trình sử dụng TypeScript để xây dựng các chương trình, bạn sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các Framework nổi bật của JavaScript.
Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ lập trình hướng đối tương như tính kế thừa, đóng gói, Constrcutor, Interface, Implement, Abstract... khiến việc sắp xếp code trở nên dễ dàng hơn với sự trợ giúp của những công nghệ mới hiện nay.
Không những thế, TypeScript còn sử dụng mã nguồn mở cho phép người dùng sử dụng hoàn toàn miễn phí, kèm theo đó là sự hỗ trợ nhiệt từ đông đảo cộng đồng người dùng ở khắp mọi nơi.
Chính bởi những điều trên, khiến cho TypeScript trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình tuyệt vời, thường được lựa chọn nhằm mục đích xây dựng các chương trình, phần mềm di động có quy mô lớn, hoạt động trên các hệ điều hành và máy chủ trên thị trường.
Ngôn ngữ lập trình Java
Nổi tiếng là một trong những ngôn ngữ luôn được lựa chọn để xây dựng và phát triển các ứng dụng vận hành trên nền tảng Android.
Với khả năng làm việc linh hoạt, kèm theo được hỗ trợ sử dụng trên Android Studio IDE, chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả tối ưu cho các lập trình viên trong quá trình xây dựng ứng dụng.
Để có được thành công nhất định trong quá trình xây dựng và phát triển các ứng dụng vận hành trên di động, bạn nên trang bị cho mình nền tảng kiến thức vững chắc về Java, cũng như cách làm việc với Android Studio IDE.
Ngoài việc được ứng dụng vào việc phát triển các ứng dụng di động, Java còn được sử dụng để xây dựng các tựa game, ứng dụng Server, Server Apps...
Ngôn ngữ lập trình Kotlin
Kotlin là một ngôn ngữ "chuyên dùng" do chính Google phát triển, hỗ trợ riêng cho nhu cầu lập trình ứng dụng di động.
Mục đích chính của Kotlin đó là khắc phục những điểm hạn chế còn tồn tại trong Java, nhằm tối ưu hiệu quả các công việc cho nhà lập trình.
Sở hữu Syntax đơn giản và nhỏ gọn, mang lại nhiều lợi thế trong việc tối ưu code và đồng thời tiết kiệm thời gian cho các Dev khi cần xử lý những câu lệnh dài và phức tạp.
Vào năm 2019, Kotlin đã trở thành một ngôn ngữ lập trình hỗ trợ các công việc trong lập trình Android, đồng thời được Google nâng cấp đầy đủ các tính năng để có thể tham gia vào những gói cài đặt của IDE.
Đặc biệt hơn, Kotlin còn được sử dụng để thay thế cho các trình biên dịch của Java ở dạng tiêu chuẩn.
Ngôn ngữ lập trình Swift
Nếu Kotlin được chính Google xây dựng và phát triển, thì Swift lại là một ngôn ngữ do nhà "táo khuyết" phát hành, nhằm mục đích tạo ra các chương trình chạy riêng trên hệ điều hành độc quyền iOS của nó.
Với Swift, các Dev sẽ nhanh chóng phát hiện ra những lỗi lập trình một cách nhanh chóng và kịp thời có giải pháp khắc phục kịp thời mà không làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành.
Tuy chỉ mới vừa được ra mắt vào năm 2010, nhưng Swift hiện được rất nhiều lập trình viên ưu tiên lựa chọn và đang dần "soán ngôi" của Objective-C trong việc xây dựng các ứng dụng chạy trên nền tảng iOS.