Lua là một ngôn ngữ lập trình mệnh lệnh, có cấu trúc và khá nhẹ, hoạt động như một ngôn ngữ thông dịch với phần ngữ nghĩa dễ dàng mở rộng.
Ngôn ngữ Lua
Lua được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng ngôn ngữ C, bởi sự kết hợp của Roberto Ierusalimschy, Luiz Henrique de Figueiredo và Waldemar Cele vào năm 1993.
Lua được thiết kế để trở thành một ngôn ngữ lập trình đơn giản, gọn nhẹ, đồng thời có thể dễ dàng tích hợp vào các chương trình được xây dựng bởi các loại ngôn ngữ phổ biến khác như C hay Java.
Với Lua, lập trình viên sẽ được hỗ trợ đa dạng các phương pháp lập trình phổ biến, như lập trình hướng đối tượng, hướng thủ tục, chức năng và cả hướng dữ liệu.
Chính điều này đã giúp Lua hoạt động không phụ thuộc vào hệ thống phần cứng, cấu trúc linh động, hạn chế sự dư thừa và dễ dàng thực hiện test hay debug.
Toàn bộ quá trình trên có thể diễn ra thuận lợi nhờ vào môi trường an toàn, khả năng tự động quản lý bộ nhớ, cùng nhiều công cụ xử lý string và các loại data khác có dung lượng động tồn tại trong ngôn ngữ Lua.
Trong ngôn ngữ Lua bao gồm hai thành phần chính, đó là:
- Thông dịch viên Lua.
- Máy ảo Lua.
Một số tính năng chính của ngôn ngữ Lua
Trong quá trình làm việc với Lua, nhà lập trình có thể dễ dàng nhận thấy tồn tại trong ngôn ngữ này là những tính năng nổi bật sau:
- Là ngôn ngữ lập trình vận hành khá nhanh chóng so với một số ngôn ngữ kịch bản thông dịch khác.
- Kích thước tệp của Lua tương đối nhỏ, thích hợp trong quá trình tích hợp nhiều nền tảng, từ thiết bị nhúng đến các cộng cụ trò chơi lớn, nơi mỗi byte ddefu mang lại giá trị.
- Cung cấp hệ thống documentation khá đầy đủ và chi tiết.
- Lua có thể hoạt động trên mọi nền tảng thiết bị.
- Lua đã được đơn giản hóa và phù hợp với cả những lập trình viên mới vào nghề.
- Dễ dàng viết mã và tạo ra các phát triển với quy mô lớn mà không cần đến sự hỗ trợ của các thư viện trên trang web chính thức.
- Nhờ sở hữu kích thước nhỏ, mọi hoạt động của Lua gần như không giới hạn.
- Lua có tính năng cốt lõi là cơ chế Meta, cho phép nhà lập trình nhanh chóng triển khai các tính năng cần thiết, thay vì cung cấp hàng loạt các tính năng trực tiếp từ chính ngôn ngữ đó.
- Tính năng thu gom rác gia tăng, giảm mức sử dụng bộ nhớ và độ phức tạp khi triển khai. Ngoài ra, với tính năng sandboxing có thể được dùng nhằm cô lập các chức năng, cũng như tài nguyên.
Lợi ích khi sử dụng ngôn ngữ Lua
- Dễ dàng tích hợp Lua vào các ứng dụng.
- Cú pháp đơn giản hỗ trợ khoảng 20 từ khóa chuyên dụng, khiến việc đi sâu vào lập trình Lua trở nên dễ dàng.
- Các chương trình được tạo ra bởi Lua có thể vận hành trên mọi nền tảng.
- Với Lua, nhà phát triển có thể xác định biến mà không phải xác định kiểu, đồng thời kiểu cũng được định dạng tự động ngay tại thời gian chạy.
- Thư viên hỗ trợ debug đơn giản mà vô cùng mạnh mẽ.
- Có cộng đồng hỗ trợ vững mạnh, cùng tài liệu vô cùng chi tiết khi bắt đầu xây dựng dự án.
Ứng dụng của ngôn ngữ Lua là gì?
Với những ưu điểm mà Lua mang lại cho nhà lập trình kể trên, thì ngôn ngữ này thường được ứng dụng vào các công việc sau:
- Góp phần xây dựng và phát triển hệ thống nhúng trong ứng dụng máy chủ.
- Hỗ trợ cho một số ứng dụng hoạt động với mục đích thương mại như Photoshop, Adobe, Lightroom…
- Tạo ra các Plugin hỗ trợ cho một số tiện ích.
- Nổi tiếng là một thư viện giúp các nhà phát triển dễ dàng trong quá trình viết kịch bản và cả Bot giao dịch.
- Là thành phần không thể thiếu khi xây dựng và phát triển các trò chơi điện tử hay công cụ trò chơi.
- Hỗ trợ trong nhiều chương trình mạng, phồ biến như Nmap, CISCO systems.