Cùng Tự học lập trình tìm hiểu những điều mà một lập trình viên bắt buộc phải biết. Để xem bạn có đang thực sự đang làm đúng những gì nghề cần không nhé!
Công việc của một lập trình viên chủ yếu là làm việc trên máy tính với mục đích tạo ra các trang web, các ứng dụng hay các chương trình đầy thú vị cho người dùng. Họ dùng những đoạn code tưởng chừng như rất khô khan để tạo ra những điều mới mẻ, thú vị cho cuộc sống con người. Thường các dự án làm web, game hay phần mềm luôn có một nhóm người lập trình tham gia và một leader với nhiệm vụ phân công công việc cho từng người và giám sát quá trình thực hiện dự án đó. Khi các công việc đã được thực hiện xong sẽ có người gọi là Tester kiểm tra lại toàn bộ chương trình xem còn sót lỗi nào trong chương trình của mình không, rồi mới giao bản hoàn chỉnh cho khách hàng.
Một số điểm cần lưu ý nữa là mỗi dự án đều có tính chất khác nhau, luôn phải sử dụng những đoạn code khác nhau và có những ưu tiên khác nhau. Bên cạnh đó, còn vô vàn những vấn đề khác mà lập trình viên sẽ được trải nghiệm trong suốt quá trình làm việc của mình.
Những điều cơ bản mà một lập trình viên cần có
Nghề lập trình viên cần một người có lượng kiến thức lớn, yêu cầu của những nhà tuyển dụng đối với họ cũng khá khắt khe. Nhưng đó cũng là điều căn bản cần phải có của những nhà phát triển ứng dụng công nghệ thôi. Bạn phải tập quen với những điều đó, thì may ra mới có thể thành công được trong con đường sự nghiệp này. Những yếu tố bắt buộc phải có dành cho những nhà lập trình viên:
Tư duy logic
Do các nhà lập trình phải luôn tìm và sửa các lỗi code để tạo ra những chương trình thú vị, hoàn hảo cho người sử dụng cảm thấy không gặp bất kì phiền toái nào trong quá trình trải nghiệm của mình. Bạn cũng phải thường xuyên suy nghĩ xem những điều mà người dùng cần ở một trang web là gì?, làm thế nào để người dùng sử dụng website đó được thuận tiện nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần refesh lại đầu óc trước khi làm một dự án mới nào để các chương trình không tương tự nhau, đem lại cho khách hàng nhiều sự trải nghiệm khác nhau. Luôn phải làm việc đúng tiến độ được giao để không ảnh hưởng đến bất kì khâu tiếp theo của mọi người. Trong ngành này càng có tư duy logic bao nhiêu thì sẽ thành công và đi xa bấy nhiêu.
Tiếp cận vấn đề
Bạn luôn có cơ hội tiếp cận với nhiều dự án mới, mà mỗi dự án thì cần mang phong cách riêng biệt để tránh gây sự nhàm chán cho người dùng. Do vậy, mà việc tiếp cận nhanh nhạy với mọi vấn đề là điều khá quan trọng, nó giúp bạn có thể tiếp cận được mọi thể loại chương trình và nắm bắt được mọi phần việc của mình nhanh chóng hơn. Điều này giúp bạn có thêm nhiều cơ hội thành công hơn trong công việc của mình.
Khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập
Có những lúc bắt buộc bạn phải làm việc một mình, đó là những lúc cần sự tập trung cao độ để tạo ra các đoạn mã code cho các phần mềm, ứng dụng được chỉn chu và hoàn hảo nhất có thể. Cũng sẽ có lúc cần làm việc chung với đội nhóm của mình, khi có dự án mới cần thảo luận những ý tưởng hay phương pháp thực hiện sao cho hiệu quả nhất. Bạn phải luôn linh hoạt để thích nghi được với mọi yêu cầu của công việc để đem lại hiệu suất công việc tuyệt đối.
Tự học và kiên trì
Công Nghệ Thông Tin luôn thay đổi từng ngày, thậm chí là từng giờ, để đáp ứng với sự biến đổi này của nhân loại các nhà lập trình viên phải luôn tự tìm tòi cũng như trau dồi thêm sự đổi mới này một cách nhanh chóng. Kiên trì là điều luôn luôn cần đối với các nhà lập trình. Kiên trì học tập, kiên trì thực hành và fix lỗi, kiên trì làm việc, đó là những phẩm chất căn bản mà một lập trình viên cần phải có.
Khả năng thiết kế
Có những lúc hy hữu các nhà lập trình phải kiêm luôn việc thiết kế cho trang web, khi công ty chưa có design riêng. Các phần mềm bạn thiết kế ra phải có tính ứng dụng cao, dễ thu hút khách hàng. Luôn cập nhật và nắm bắt mọi xu hướng mà khách hàng đang hướng tới, chỉ có như vậy thì các sản phẩm của bạn mới được đón nhận khi cho ra mắt.
Các kiến thức căn bản cần có
Quyết định xem bạn muốn trở thành kiểu lập trình viên nào
Một số công việc trong lập trình bạn có thể làm, từ đó có thể quyết định bạn cần phải nạp kiến thức gì nhằm phục vụ công việc của mình một cách tốt nhất.
- Lập trình viên Web .
- Lập trình viên ứng dụng máy bàn .
- Lập trình viên ứng dụng phân tán .
- Lập trình viên thư viện/nền tảng/khung công việc/lõi .
- Lập trình viên hệ thống .
- Nhà khoa học lập trình.
Học các khái niệm cơ bản về hạ tầng internet
Kiến thức cơ bản về lĩnh vực này mà bạn luôn nằm lòng là:
- Các giao thức dịch vụ Web thông dụng (như HTTP, FTP, SMTP, và POP3 hay IMAP4).
- Phần mềm máy chủ Web (tốt nhất là phần mềm cho nền tảng mà bạn sẽ làm việc nhiều nhất với nó).
- Phần mềm duyệt Web.
- Phần mềm máy chủ và máy khách cho email.
Học một ngôn ngữ lập trình kịch bản máy khách
Mọi người dùng đang sử dụng JavaScript, số khác thì học VBScript. Tuy nhiên, hai loại ngôn ngữ này lại không tương thích với đa số các trình duyệt.
Học ít nhất một ngôn ngữ lập trình máy chủ
Nếu bạn chọn giới hạn mình vào một phần mềm máy chủ, thì hãy học các ngôn ngữ lập trình được phần mềm đó hỗ trợ. Nếu không, hãy học ít nhất một ngôn ngữ lập trình cho mỗi phần mềm máy chủ.
Nghiên cứu về các kiến trúc phần cứng máy tính khác nhau
Bạn nên trang bị những kiến thức cơ bản về thiết kế mạch kĩ thuật số cùng các kiến thức về kiến trúc máy tính để hỗ trợ phần nào cho công việc. Nhưng có một số ý kiến cho rằng khi bắt đầu học chúng rất khó, do vậy mà họ lựa chọn đọc những bài viết ngắn gọn để tiết kiệm thời gian học của mình hơn.
Học một ngôn ngữ lập trình sơ đẳng (dành cho trẻ con)
Đừng ngượng khi học một ngôn ngữ như vậy chỉ bởi bạn đã quá lớn để gọi là “trẻ con”, biết đâu chính điều này lại giúp bạn có thêm ý tưởng sáng tạo cho các dự án của mình. Một ví dụ về các ngôn ngữ lập trình kiểu này là Scratch. Các ngôn ngữ lập trình này có thể giảm được nhiều khó khăn, căng thẳng cho bạn khi mới học ngôn ngữ lập trình đầu tiên.
Học một khóa nâng cao hơn về ngôn ngữ lập trình bạn chọn
Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ các khái niệm và có thể áp dụng chúng tương đối dễ dàng trước khi đi tiếp:
- Nhập/xuất thông tin cho người dùng trong một chương trình.
- Luồng logic và luồng thực thi của các chương trình trong các ngôn ngữ thủ tục.
- Khai báo, gán và so sánh các biến.
- Các câu lệnh rẽ nhánh trong lập trình như: if..then..else và select/switch..case.
- Các lệnh lặp như: while..do, do..while/until, for..next.
- Cú pháp ngôn ngữ lập trình của bạn để tạo và gọi các thủ tục và hàm.
- Các kiểu dữ liệu và thao tác.
- Các kiểu dữ liệu được người dùng định nghĩa (các bản ghi/cấu trúc/đơn vị) cũng như cách dùng chúng.
- Nếu ngôn ngữ của bạn hỗ trợ nạp chồng hàm, hãy hiểu rõ nó.
- Các phương pháp truy cập bộ nhớ của ngôn ngữ bạn chọn (các con trỏ, cách thức đọc nội dung một ô nhớ bất kỳ…) .
- Nếu ngôn ngữ của bạn hỗ trợ nạp chồng toán tử, hãy hiểu rõ cách nó hoạt động.
- Nếu ngôn ngữ của bạn hỗ trợ con trỏ hàm, hãy hiểu rõ cơ chế nó hoạt động.
Tham gia một khóa học cơ bản về ít nhất một ngôn ngữ lập trình khác trong mô hình lập trình khác
Bạn nên học một ngôn ngữ lập trình để làm phong phú thêm nguồn kiến thức của mình, phần lớn các lập trình viên cao cấp đều làm thế. Nhưng bạn cũng nên khởi đầu với một ngôn ngữ, làm việc với nó một thời gian, áp dụng những kiến thức của mình cũng như thực hành với nó. Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm thực tế về lập trình rồi mới học tiếp ngôn ngữ mới cũng chưa muộn. Hãy tìm hiểu thử một trong hai mảng ngôn ngữ sau:
- Mô hình lập trình logic.
- Mô hình lập trình hàm.
Học các khái niệm lập trình trực quan sử dụng một trong các ngôn ngữ bạn đã học
Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các phiên bản/thư viện hỗ trợ lập trình trực quan cùng các kiểu lập trình hỗ trợ giao tiếp hoặc tương tự khác. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:
- Tìm hiểu sơ bộ về lập trình sự kiện. Các lập trình trực quan ở một mức nào đó đều dựa vào các sự kiện và việc xử lý các sự kiện (sử dụng ngôn ngữ lập trình bạn chọn).
- Thử các phần mềm máy bàn nhiều nhất có thể và tìm hiểu xem chúng đang làm gì. Đa số các công ty phát triển phần mềm đều cung cấp các phiên bản thử nghiệm (beta) của sản phẩm cho người dùng để kiểm tra chúng có hoạt động thân thiện hay không. Hãy luôn cập nhật những tiến bộ về giao diện người dùng.
- Đọc các bài viết hoặc video hướng dẫn về các giao diện đồ họa người dùng.
Bắt đầu bằng việc học một ngôn ngữ lập trình kịch bản cho chương trình thông dịch lệnh
Đối với lập trình trên nền tảng Windows, đây có thể là bất kỳ kịch bản nào làm việc với Windows Scripting Host. Còn lập trình trên nền Linux, các kịch bản Bash và Perl là đủ dùng. Ngôn ngữ JavaScript rất được khuyến khích sử dụng cho cả hai nền tảng. Vì những lý do:
- Được hỗ trợ bởi hầu hết các công cụ cung cấp kịch bản trong bất kỳ hệ điều hành nào (Windows Scripting Host mặc định hỗ trợ JavaScript, các bản phân phối Linux đều có hỗ trợ gói giao tiếp kịch bản JavaScript).
- Được nhiều lập trình viên cho là dễ học hơn .
- Có cú pháp bắt nguồn từ ALGOL cho phép bạn tập quen với nhiều ngôn ngữ lập trình khác khi cần chọn một ngôn ngữ lập trình thứ hai như: C/C++ hay C#, Java và J# đều có cú pháp bắt nguồn từ ALGOL.
Học nhiều hơn các công nghệ
Bạn nên tìm hiểu toàn bộ chúng những công nghệ tiện ích hỗ trợ cho công việc lập trình của mình. Điều này sẽ giúp bạn ứng dụng được phần nào trong việc “phân tán” các ứng dụng lập trình, ít nhất bạn phải cung cấp một phiên bản của nó cho mỗi hệ điều hành phổ biến.
- Common Object Request Broker Architecture (CORBA) (Kiến trúc môi giới các đối tượng chung) .
- Simple Object Access Protocol (SOAP) (Giao thức truy cập đối tượng đơn giản) .
- Asynchronous JavaScript and XML (AJAX) (JavaScript và XML không đồng bộ) .
- Distributed Component Object Model (DCOM) (Mô hình đối tượng thành phần phân tán) .
- .NET Remoting (Giải pháp xử lý tính toán từ xa) .
- XML Web Services (Các dịch vụ Web XML) .