Những "góc khuất" đeo bám người làm nghề lập trình

Những
Bất kể nghề nào cũng có những mảng tối, mà bạn cần phải tìm hiểu kĩ để chuẩn bị tâm lý khỏi bỡ ngỡ khi phải đối diện với chúng.

Tiền hay đam mê

Bất kể ai sống mà không cần đến tiền, mục đích đi làm của mọi người cũng là để kiếm tiền để trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống. Khi có chút dư giả về kinh tế thì mới có thể nghĩ đến vấn đề theo đuổi đam mê của mình. Đặc biệt, đối với ngành Công nghệ thông tin đầy những khó khăn, thử thách và cần có sự đầu tư nhiều vào máy móc hiện đại để phục vụ cho công việc.

Để đi đúng hướng trong sự nghiệp và tránh khỏi sự cám dỗ, bạn phải xác định rõ ràng đâu là mục tiêu lớn nhất của bản thân. Chúng ta luôn ở trong vòng lẩn quẩn giữa hai luồng suy nghĩ "làm vì tiền" hay "sống để thực hiện đam mê". Nhưng vẫn có nhiều người họ không muốn có sự lựa chọn, nên đã chọn cả tiền và đam mê để làm động lực phát triển sự nghiệp của bản thân. Đây là nguồn tạo động lực khá lớn giúp bạn thực hiện được ước mơ một cách nhanh chóng nhất. 

Việc lấy cả hai điều đó làm động lực cũng dễ hiểu thôi. Khi bạn được làm công việc mà mình yêu thích, mà không có mức thu nhập phù hợp hoặc có mức thu nhập cao nhưng không đúng đam mê, thì cũng khiến bạn dễ chán nản và bỏ ngang ngay thôi. 

Nếu còn đang ở "ngã ba" suy nghĩ này, thì bạn nên đọc câu nói của Bill Gate để có quyết định đúng đắn hơn nhé: "Ta làm việc vì tiền, mọi thứ tuyệt vời nhất, phần mềm, hợp đồng kinh doanh... Đều vì mục đích tiền. Đam mê của ta là đam mê tiền, động lực vì tiền của ta gắn thêm động cơ đam mê nữa nên chạy với vận tốc ánh sáng."

Việc lựa chọn còn tùy thuộc vào "Thời điểm" của bạn. Nếu bạn mới ra trường chưa chịu nhiều áp lực về phía tài chính, thì nên làm vì đam mê để trau dồi thêm kiến thức cũng như học hỏi thêm các kinh nghiệm từ những người đi trước cho mình. Khi đã có vốn kinh nghiệm làm việc thực tế thì việc kiếm ra được nhiều tiền đối với bạn trở nên dễ dàng hơn đó. Hãy coi tiền như một thứ đam mê của cuộc đời để có nguồn động lực giúp bạn sớm thực hiện được ước mơ, hoài bão đã xác định trước đó.

Những "góc khuất" đeo bám người làm nghề lập trình

Chuyện chất xám

HIện nay, Việt Nam giống như xưởng gia công các loại phần mềm cho thế giới. Nhiều người vẫn cảm thấy tự hào, có suy nghĩ họ tin tưởng và tay nghề cũng như kỹ thuật phát triển của đất nước mình và đất nước chúng ta đang trên đà phát triển ngang với những quốc gia hiện đại như Mỹ, Pháp hay các nước Châu Âu khác. Nhưng thực chất, người Việt Nam đang bị họ lợi dụng để bán rẻ chất xám, sức lao động một cách không đáng.

Đây cũng là lý do, khiến đất nước ta không bao giờ phát triển bằng các nước bạn trong khu vực, chứ nói chi tới các nước ở khu vực khác. Chính vì vậy, các nhà lập trình viên trong tương lai cần phải sử dụng chất xám của mình sao cho thật xứng đáng. Sử dụng chúng để tạo ra những công trình hiện đại của riêng đất nước mình, để giúp đất nước ngày càng phát triển cũng như ít phụ thuộc vào công nghệ chế tạo của các quốc gia khác.

Để làm được điều đó, việc cần làm của bạn không gì khác là phải liên tục nạp thêm kiến thức thông qua quá trình làm việc thực tế, bổ trợ thêm các kinh nghiệm và học hỏi không ngừng từ những người đi trước.

Những "góc khuất" đeo bám người làm nghề lập trình

Chuyện tuổi nghề lập trình

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng trong ngành lập trình tương đối cao cùng với mức thu nhập ổn định. Nhưng chuyện tuổi nghề trong ngành này chưa bao giờ ngừng đem ra bàn tán. Công việc này yêu cầu người lập trình phải có sự tập trung, óc nhanh nhạy để giải quyết các vấn đề luôn "chực chờ" phát sinh. Do vậy, mà luôn cần những bạn trẻ có tính năng động để đáp ứng được mọi điều mà công việc này cần. Đây cũng là vấn đề không mấy mong muốn mà bạn cần chấp nhận khi xác định chọn con đường này.

Công nghệ luôn luôn đổi mới và có những thay đổi từng ngày, từng giờ. Do vậy, mà khi làm trong ngày này mà bạn không liên tục tự trau dồi thêm kiến thức thì bạn sẽ bị cho là lạc hậu trong nghề. Đây là nguyên nhân khiến bạn có trụ lâu được trong nghề lập trình hay không. Nhưng nếu thật sự có đam mê và có năng lực thì bạn có thể kiếm ra tiền bằng nghề Công nghệ thông tin cả đời.

Những "góc khuất" đeo bám người làm nghề lập trình