Để có thể thực hiện tốt các công việc liên quan đến lập trình Unity, bạn cần nắm vững các khái niệm cơ bản được đề cập trong bài viết.
Tìm hiểu về lập trình Unity
Unity thực chất là một hệ thống phát triển game đa nền tảng, hoạt động khá nổi tiếng trên thị trường hiện nay.
Khi làm việc với Unity, bạn sẽ được hỗ trợ công cụ phát triển game hay còn gọi là game engine, kèm theo đó là môi trường phát triển IDE.
Nhờ đó, các lập trình viên game có thể dễ dàng tạo ra những trò chơi hoạt động được trên các nền tảng như Consoles, PCs, Android, iOS hay thậm chí là Deloy cho web.
Unity cũng đã được góp mặt trong khá nhiều các tựa game nổi tiếng, được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn, tiêu biểu như Pokemon Go, Rimworld, Heathstone, Cuphead...
Muốn xây dựng và phát triển các trò chơi trên Unity, các lập trình viên bắt buộc phải sử ba ngôn ngữ chính là C#, UnityScript và Boo, trong đó C# là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất.
Danh sách các khái niệm cơ bản trong Unity
Game Object
Đây là khái niệm dùng để chỉ những đối tượng cụ thể trong game, nó có thể là bất kỳ một nhân vật hay đồ vật nào đó được xây dựng trong trò chơi.
Project
Bao gồm những thành phần có thể tạo nên một trò chơi như các models, assets, scripts, scenes...
Nó có cấu trúc phân tầng như cấu trúc file và folder trong máy tính.
Packages
Là tập hợp những game objects, assets và các file meta-data liên quan.
Có thể hiểu đơn giản chúng là các Object liên quan, bao gồm models, scripts, materials...
Đặc biệt, khi sử dụng Unity bạn còn được cung cấp các "standard package" tại Asset Store hoàn toàn miễn phí, bạn có thể Import trực tiếp chúng vào Project mà mình đang thực hiện dễ dàng.
Sprite
Là một hình ảnh 2D trong game object, chúng có thể là một hình ảnh đầy đủ hay một bộ phận nào đó.
Scenes
Là một thành phần không thể thiếu trong game, chứa các vật thể tương tác với thế giới, bao gồm cả Player của chúng ta.
Prefabs
Là khái niệm dùng để chỉ các đối tượng giống nhau có trong trò chơi, chỉ cần thực hiện thao tác khởi tạo lại các giá trị trong vị trí cùng các tỷ lệ biến dạng hay góc quay từ đối tượng ban đầu.
Component
Đa phần trong những trò chơi Object đều sở hữu nhiều thành phần cấu tạo, bao gồm phần Sprite render, Animation, thành phần xử lý va chạm, những tính toán vật lý, mã điều khiển và một số thành phần khác.
Những thành phần trên đều được gọi chung là một Component trong game có đối tượng.
Key Frame
Đây là trạng thái thể hiện một Animation.
Nó có thể được tạo ra bởi một Sprite hoặc kết hợp nhiều Sprite khác nhau.
Assets
Chứa mọi thứ phục vụ cho dự án game như sprite, animation, sound, script, scenes...
Script
Thể hiện một tập tin chứa các đoạn mã nguồn, dùng để khởi tạo và xử lý các đối tượng trong game.
Đối với Unity, bạn có thể sử dụng C#, Java Script, BOO để tạo ra các Script phục vụ cho công việc.
Transform
Gồm 3 phép biến đổi tịnh tiến, quay theo các trục, hỗ trợ việc phóng to thu nhỏ một đối tượng.
Những tính năng cơ bản của Unity
Trong quá trình làm việc với Unity, các lập trình sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ các chức năng sau:
- Hỗ trợ hiển thị các mô hình 2D và 3D kèm theo đó là hệ thống vật lý 2D và 3D.
- Thuận tiện hơn trong việc tạo ra các trò chơi mang tính tập thể.
- Là công cụ tốt nhất trong quá trình thiết kế giao diện UI của game như Textbox, Drop bar.
- Cung cấp sẵn các nền tảng đặc biệt như Virtual reality (VR) - thực tế ảo và Augmented reality (AR) - thực tế tăng cường.
- Kết hợp cùng AI, hỗ trợ cho quá trình bot trong màn hình game và package tạo nên bot trong trò chơi.
- Cho phép hiển thị ngôn ngữ theo nhiều font đặc biệt.