Phân biệt MySQL, NoSQL và NewSQL

Phân biệt MySQL, NoSQL và NewSQL
Bạn đã biết phân biệt MySQL, NoSQL và NewSQL hay chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ tất tần tật về từng loại nhanh chóng. Đừng bỏ lỡ nhé!

Khái niệm về SQL

SQL được viết tắt của Structured Query Language, hay còn gọi là Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc - một ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn được sử dụng để quản lý và thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL cho phép người dùng thực hiện các thao tác mà không cần phải biến đổi cấu trúc của cơ sở dữ liệu, mà vẫn đảm bảo việc lưu trữ, truy xuất và thao tác dữ liệu diễn ra hiệu quả.

Được xem là một công cụ mạnh mẽ và thiết yếu trong lĩnh vực quản lý cơ sở dữ liệu, nếu nắm vững SQL sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm việc và phát triển trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin và dữ liệu.

Phân biệt MySQL, NoSQL và NewSQL

Phân biệt MySQL, NoSQL và NewSQL

MySQL là gì? 

MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) phổ biến, mã nguồn mở, được phát triển bởi công ty MySQL AB và sau đó thuộc sở hữu của Oracle Corporation. MySQL sử dụng ngôn ngữ truy vấn SQL để quản lý và thao tác dữ liệu. 

Đặc điểm nổi bật của MySQL: 

  • Dữ liệu được tổ chức thành các bảng có quan hệ với nhau thông qua khóa chính và khóa ngoại.
  • Hỗ trợ ACID (Atomicity, Consistency, Isolation, Durability) giúp đảm bảo tính nhất quán và an toàn cho dữ liệu.
  • MySQL được tối ưu hóa để xử lý truy vấn nhanh, phù hợp với các ứng dụng web có lượng truy cập lớn.
  • Mã nguồn mở và linh hoạt giúp miễn phí sử dụng với nhiều phiên bản khác nhau.
  • Hỗ trợ chạy trên nhiều nền tảng như Windows, Linux, macOS.

Phân biệt MySQL, NoSQL và NewSQL

NoSQL là gì? 

NoSQL (Not Only SQL) là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phi quan hệ, được thiết kế để xử lý dữ liệu linh hoạt, quy mô lớn và tốc độ cao. Không giống như MySQL và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ truyền thống, NoSQL không yêu cầu dữ liệu phải tuân theo cấu trúc bảng cứng nhắc mà có thể lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau như tài liệu, đồ thị, cột hoặc khóa giá trị.

Đặc điểm nổi bật của NoSQL: 

  • NoSQL không sử dụng mô hình quan hệ truyền thống mà lưu trữ dữ liệu dưới dạng JSON, BSON, cột, đồ thị hoặc khóa giá trị.
  • Hỗ trợ mở rộng theo chiều ngang (scale-out) bằng cách thêm nhiều máy chủ thay vì nâng cấp phần cứng.
  • Tích hợp cho các ứng dụng thời gian thực với lượng dữ liệu khổng lồ như mạng xã hội, IoT, Big Data.
  • Không yêu cầu  schema cố định, giúp thay đổi và cập nhật dữ liệu dễ dàng hơn.
  • Một số hệ thống NoSQL không tuân thủ đầy đủ ACID mà ưu tiên tính nhất quán cuối cùng. 

Phân biệt MySQL, NoSQL và NewSQL

NewSQL là gì? 

NewSQL là một thế hệ hệ quản trị cơ sở dữ liệu mới, kết hợp những ưu điểm của cả MySQL và NoSQL. NewSQL duy trì tính nhất quán và hỗ trợ truy vấn SQL truyền thống như MySQL, nhưng đồng thời cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt và hiệu suất cao như NoSQL.

Đặc điểm nổi bật của NewSQL: 

  • Vẫn sử dụng cú pháp SQL quen thuộc giúp dễ dàng tích hợp với các ứng dụng truyền thống. 
  • Có khả năng mở rộng ngang để phân tán dữ liệu trên nhiều máy chủ mà vẫn đảm bảo hiệu suất cao, tương tự NoSQL.
  • Khác với NoSQL, NewSQL vẫn giữ nguyên tính nhất quán mạnh mẽ trong giao dịch dữ liệu.
  • Xử lý dữ liệu nhanh hơn so với MySQL nhờ các kiến trúc phân tán hiện đại.

Phân biệt MySQL, NoSQL và NewSQL

So sánh MySQL, NoSQL và NewSQL

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa MySQL, NoSQL và NewSQL. Bảng này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra sự khác biệt và các đặc điểm nổi bật của từng loại cơ sở dữ liệu.

MySQLNoSQLNewSQL
Cơ sở dữ liệu quan hệ, sử dụng ngôn ngữ SQLCơ sở dữ liệu phi quan hệ, không yêu cầu cấu trúc bảng cố địnhCơ sở dữ liệu quan hệ nhưng được tối ưu cho hiệu suất và khả năng mở rộng
Dữ liệu có cấu trúc, dạng bảng.Dữ liệu phi cấu trúc hoặc nửa cấu trúcDữ liệu có cấu trúc, thường sử dụng bảng nhưng có thể mở rộng linh hoạt
Tuân thủ nguyên tắc ACIDTính nhất quán linh hoạt, thường sử dụng BASE Kết hợp tính nhất quán của SQL với khả năng mở rộng của NoSQL
Khả năng mở rộng chủ yếu theo chiều dọcKhả năng mở rộng theo chiều ngangTối ưu cho cả chiều dọc và chiều ngang, có khả năng xử lý lượng truy vấn lớn
Hiệu suất tốt cho các giao dịch nhỏ và truy vấn có cấu trúcTối ưu cho truy vấn lớn và dữ liệu không cấu trúc, hiệu suất cao khi xử lý khối lượng dữ liệu lớnHiệu suất cao với khả năng xử lý số lượng lớn giao dịch mà không ảnh hưởng đến tính nhất quán
 Cấu trúc dữ liệu cố định, thay đổi yêu cầu phải thực hiện chỉnh sửa phức tạpKhả năng linh hoạt cao trong việc lưu trữ dữ liệu, dễ dàng thêm loại dữ liệu mới mà không cần thay đổi cấu trúcLinh hoạt tương tự NoSQL, nhưng vẫn giữ được tính quy chuẩn của SQL
Sử dụng ngôn ngữ truy vấn là SQL Sử dụng các phương thức truy vấn cụ thể cho từng loại NoSQL như MongoDB, CassandraSử dụng SQL hoặc ngôn ngữ tương tự, nhưng với các cải tiến cho hiệu suất

Nên sử dụng loại dữ liệu nào trong trường hợp nào? 

Việc lựa chọn loại cơ sở dữ liệu phù hợp phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án, tính chất dữ liệu và các tình huống sử dụng khác nhau. Sau đây là một số hướng dẫn về việc nên sử dụng loại dữ liệu nào trong từng trường hợp cụ thể cho MySQL, NoSQL và NewSQL. 

Với MySQL: 

  • Dữ liệu có một cấu trúc được xác định rõ ràng, phù hợp với mô hình bảng (hàng và cột).
  • Khi ứng dụng cần tuân thủ các quy tắc ACID như giao dịch ngân hàng hay các hệ thống tài chính, nơi tính chính xác là rất quan trọng.
  • Đối với các ứng dụng có quy mô nhỏ, chẳng hạn như hệ thống quản lý nội bộ hoặc trang web thương mại điện tử nhỏ.
  • Khi bạn không có yêu cầu mở rộng quy mô lớn và công việc chủ yếu nằm trên một máy chủ.
  • Bạn cần thực hiện các truy vấn đơn giản hoặc báo cáo, như trong các hệ thống CRM hoặc hệ thống quản lý bán hàng. 

Với NoSQL: 

  • Khi bạn phải làm việc với các dữ liệu phi cấu trúc hoặc nửa cấu trúc, chẳng hạn như JSON, XML.
  • Cần xử lý một lượng lớn dữ liệu với tốc độ cao trong các ứng dụng thuộc lĩnh vực Big Data, như phân tích dữ liệu trong thời gian thực.
  • Bạn cần thay đổi kiểu dữ liệu thường xuyên và cần mở rộng theo chiều ngang (thêm nhiều máy chủ) để xử lý một lượng lớn yêu cầu. 

Với NewSQL: 

  • Khi bạn cần một cơ sở dữ liệu có tính nhất quán cao nhưng cũng yêu cầu khả năng mở rộng quy mô lớn. 
  • Cần sử dụng cho các kho dữ liệu lớn với một khối lượng giao dịch cao và giữ nguyên tính nhất quán.
  • Yêu cầu bạn vẫn cần sử dụng SQL để thực hiện các truy vấn, nhưng cần có các cải tiến về hiệu suất và khả năng mở rộng không có trong MySQL truyền thống.

Với những thông tin Tự Học Lập Trình cung cấp, có lẽ bạn đã phân biệt MySQL, NoSQL và NewSQL như thế nào. Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn!