Có nên học React Native?
React Native - ngôn ngữ thường được ứng dụng vào việc xây dựng và phát triển các ứng dụng hoạt động trên nền tảng mobile. Liệu có còn là ngôn ngữ đáng để học?
React Native là ngôn ngữ như thế nào?
React Native được biết đến là một framework Cross-Platform thuộc quyền quản lý của Facebook, được ứng dụng vào quá trình xây dựng các chương trình có thể vận hành trên các hệ điều hành, điển hình là iOS và Android.
Nó được phát triển dựa trên nền tảng JavaScript Core Runtime và Babel. Nhờ đó, khi sử dụng React Native các lập trình viên sẽ được hỗ trợ đây đủ các tính năng nổi bật trong ES6+, có thể kể đến như Arrow Function, Async/Await và Class.
Mục đích chính của React Native là hướng đến việc tối ưu hóa hiệu năng Hybrid, đồng thời giảm bớt lượng ngôn ngữ Native trong di động.
React Native hoạt động dựa trên hai luồng Thread chính, đó là:
- JS Thread: Hỗ trợ xử lý các mã JS.
- Main Thread: Dùng để cập nhật giao diện người dùng và xử lý các tương tác người dùng.
Quá trình hoạt động của hai luồng này hoàn toàn riêng biệt, chúng đóng vai trò như chiếc cầu nối, hỗ trợ việc giao tiếp qua lại và có thể truyền dữ liệu qua lại nhau.
Có nên học React Native?
Trên thị trường lập trình hiện nay, React Native là một trong những ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng khá rộng. Bởi nó là một framework có tính ứng dụng cao, hỗ trợ cho quá trình xây dựng vận hành trên cả nền tảng iOS lẫn Android trong thời gian ngắn.
React Native đang dần trở thành "một người bạn đồng hành" với các lập trình viên, đặc biệt là những người làm việc trong mảng App.
Nếu bạn còn đang phân vân liệu có nên học React Native hay không, thì câu trả lời dành cho bạn là "Có" nhé!
Bởi ngôn ngữ này mang lại khá nhiều lợi thế cho người sử dụng, tiêu biểu là:
- Bạn chỉ mất thời gian tạo ra một đoạn code cho chương trình, mà có thể tái sử dụng chúng lại rất nhiều lần.
- Có cộng đồng hỗ trợ lớn ở khắp nơi, nên trong quá trình làm việc nếu có gặp bugs mà không biết cách xử lý thì chỉ cần lên cộng đồng là sẽ có ngay câu trả lời.
- Nhờ được Facebook hậu thuẫn phía sau, nên các chương trình được tạo ra nhờ React Native luôn vận hành với tính ổn định cao, cùng khả năng tối ưu tốt.
- Là một framework mã nguồn mở, nên người dùng dễ dàng thực hiện việc chỉnh sửa hay nâng cấp khi cần.
- Sử dụng Hot Reloading, nên không mất nhiều thời gian tổng hợp chương trình mỗi khi nó thay đổi.
- Có tính ứng dụng cao, nên tiết kiệm thời gian học cho các lập trình viên.
- Xây dựng một chương trình chất lượng, vận hành được trên nhiều nền tảng với ít Native Code.
- Mang lại cho người dùng một sản phẩm chất lượng, sở hữu phần giao diện vô cùng tốt.
Tự học React Native cần chuẩn bị những kiến thức gì?
Việc học ngày nay không nhất thiết chúng ta phải đến trường lớp, thì mới có thể tiếp thu những kiến thức chất lượng, trong đó có cả việc học React Native.
Để xây dựng cho mình một lộ trình, phương pháp tự học và một số tài liệu hỗ trợ cho việc học React Native trở nên hiệu quả hơn, bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức nền tảng sau:
Đối với lập trình viên Mobile
- Tìm hiểu sơ qua về Mobile Native, UI Thread, Stack và Navigation.
- Biết cách làm việc với API và cả State Management.
- Nắm thêm những phần còn thiếu trong JavaScript, ES6 và ReactJS.
Đối với lập trình viên Web
Bắt buộc bạn phải nắm vững các kiến thức về JavaScript và ES6, thì mới có thể ứng dụng React Native trong các công việc của mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên thiết lập những công cụ hỗ trợ, điển hình như Git, NodeJS phiên bản 8+ và hệ thống máy ảo như Simulator (iOS), Emulator (Android).
Nhờ đó, hỗ trợ tối ưu cho việc debugs trong quá trình xây dựng các ứng dụng.