Reactive Programming một phương pháp lập trình không quá mới mẻ, mang đến nhiều hữu ích trong quá trình làm việc của các lập trình viên.
Reactive Programming là gì?
Reactive Programming được xem là một phương pháp lập trình cho phép phát triển các ứng dụng được cấu trúc xung quanh các luồng dữ liệu không đồng bộ.
Nhờ đó, nhà lập trình dễ dàng thể hiện các luồng dữ liệu tĩnh hay động, “khởi nguồn” cho việc tự động truyền các dữ liệu đã thay đổi lưu lượng.
Việc thực hiện phương pháp này nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Ngoài ra, Reactive Programming còn có khả năng giúp các ứng dụng khi hoàn thiện phản ứng nhanh hơn.
Điều quan trọng bạn cần chú ý trong Reactive Programming chính là:
- Stream: Khi thực hiện một nhiệm vụ bất kỳ, cần quan tâm đến các yếu tố:
- Giá trị trả về từ task đó (Data).
- Thông báo lỗi (Error nếu có).
- Thời điểm task finish (Completed).
- Khi lập trình đồng bộ (Synchronous) ta có thể dễ dàng xác định các yếu tố trên một cách dễ dàng, nhưng với lập trình không đồng bộ (Asynchronous), lập trình viên sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải xác định ba yếu tố trên.
Chính bởi điều này đã thúc đẩy sự ra đời của Reactive Programming, để giải quyết các vấn đề liên quan đến truyền tải các dữ liệu, đồng thời còn có khả năng phát ra giá trị, lỗi và thông báo khi một task được hoàn thiện.
Nguyên tắc trong Reactive Programming
Khi làm việc cùng Reactive Programming, nhà lập trình cần phải tuân thủ theo 4 nguyên tắc sau:
- Đáp ứng: Ứng dụng phải nhanh chóng phản ứng lại mọi yêu cầu từ người dùng.
- Linh hoạt: Đòi hỏi nhà lập trình phải áp dụng các nguyên tắc thiết kế và kiến trúc phù hợp, nhằm đảm bảo nguyên tắc đáp ứng trong mọi điều kiện.
- Có thể mở rộng: Ứng dụng dễ dàng nâng cấp khi có yêu cầu, đồng thời đảm bảo đáp ứng được cả trong điều kiện tải trọng lớn.
- Kiến trúc hướng thông điệp - Message Driven: Đây là mục đích cuối cùng mà 3 nguyên tắc trên hướng tới, giúp các ứng dụng hướng tin nhắn có thể định hướng theo sự kiện (Event Driven), thông qua các tác nhân (Actor Based) hay thậm chí là cả hai.
Đặc điểm của Reactive Programming
- Reactive Programming phục vụ chủ yếu cho các luồng dữ liệu không đồng bộ.
- Khi làm việc cùng Reactive Programming, bạn phải xem xét thật kỹ luồng dữ liệu là nóng hay lạnh. Bởi, chính điều này sẽ thay đổi cách mã của bạn sử dụng các mục được truyền tải.
- Có khả năng chuyển đổi mọi thứ thành luồng, nhằm tiện cho việc quản lý không đồng bộ, khiến việc xử lý lỗi được thực hiện dễ dàng hơn, đồng thời giúp cho mã linh hoạt hơn, dễ đọc và dễ viết hơn.
Reactive Programming mang lại lợi ích gì?
- Đơn giản hóa việc thực hiện áp lực ngược.
- Quá trình soạn các luồng dữ liệu diễn ra dễ dàng.
- Mang lại sự thuận tiện trong quá trình thực hiện việc không đồng bộ hoặc phân luồng.
- Các công việc liên quan đến toán tử sẽ nhanh chóng được thực hiện.
- Việc ứng dụng Reactive Programming sẽ giúp bạn sở hữu một cơ sở mã rõ ràng và dễ đọc hơn.
- Giúp cho việc xử lý lỗi trong lập trình bất đồng bộ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đồng thời, tách biệt việc xử lý lỗi với logic giúp code trở nên “sạch sẽ” hơn.