CTO có vai trò quan trọng như thế nào?

CTO có vai trò quan trọng như thế nào?
CTO là gì? Người có vai trò quan trọng như thế nào đối với quá trình vận hành phát triển một công ty? Hãy cùng Tự Học Lập Trình tìm hiểu thông qua bài viết nhé!

Trước đây, CIO (giám đốc công nghệ thông tin) là người chịu trách nhiệm vai trò của Giám đốc thông tin và Giám đốc điều hành công nghệ (CTO).

Nhưng khi công nghệ đang dần được chú trọng, nhiều công ty lớn đã bắt đầu phân rõ nhiệm vụ của từng lĩnh vực. Theo đó, CIO sẽ chỉ chú tâm vào thông tin, còn CTO tập trung vào nền tảng công nghệ.

CTO là gì?

Đây là viết tắt của cụm từ Chief Technology Officer, nghĩa là Giám đốc điều hành công nghệ, cụ thể hơn là Giám đốc kỹ thuật.

CTO là người chuyên phụ trách các vấn đề về công nghệ - kỹ thuật, điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, họ sẽ là người trực tiếp làm việc với giám đốc điều hành, nhằm đề ra những quyết định phù hợp, đưa tổ chức đạt được mục tiêu chung.

CTO có vai trò quan trọng như thế nào?

Trở thành CTO có cần giỏi code không?

Code là một kỹ năng quan trọng, cũng như vô cùng cần thiết đối với mọi lập trình viên. Đa phần, trước khi trở thành CTO, họ đều là một Software Engineer hay nói cụ thể đó là viết code cả ngày.

Chính vì thế, CTP vẫn phải biết code, nhất là tìm hiểu phương pháp xây dựng sản phẩm mới, biết cách tiếp cận nhiều kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại.

Mắc dù với cương vị người quản lý thì không đủ thời gian để chỉ tập trung vào code, nhưng hãy cố gắng tiếp xúc với nó hằng ngày, càng nhiều càng tốt, để đáp ứng đúng yêu cầu bắt buộc của công việc và tối đa hiệu suất công việc.

CTO có vai trò quan trọng như thế nào?

CTO có vai trò quan trọng như thế nào?

CTO giữ nhiệm vụ chung trong doanh nghiệp, điển hình như:

  • Xây dựng, quản lý đội ngũ nhân lực nòng cốt về công nghệ.
  • Điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
  • Chỉ đạo, điều phối việc thực hiện chiến lược trên nền mới.
  • Định hình, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật được diễn ra chặt chẽ và hiệu quả.
  • Nghiên cứu, dự đoán và phản ứng lại những đổi mới trong công nghệ.
  • Đảm bảo vị thế riêng của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Tuy nhiên,  tùy thuộc vào từng tổ chức, vai trò và trách nhiệm để phân chia CTO thành 4 lĩnh vực khác nhau:

  • CTO hạ tầng: Là quản lý lộ trình công nghệ, đồng thời thực hiện giám sát dữ liệu, bảo mật và bảo trì mạng lưới của doanh nghiệp.
  • CTO kế hoạch: Là người khảo sát, xem xét cách sử dụng công nghệ mới khi xây dựng chiến lược kỹ thuật cho tổ chức để hiệu quả công việc đạt mức tối ưu.
  • CTO quan hệ khách hàng: Giữ nhiệm vụ tương tác trực tiếp với khách hàng, giúp nắm bắt thị trường mục tiêu và đưa các sản phẩm công nghệ đến với người dùng.
  • CTO chiến lược: Thực hiện thiết chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, phân tích thị trường mục tiêu... Vị trí này có quan hệ chặt chẽ cùng các thành viên khác trong ban quản lý cao cấp và nhất là CEO.

CTO có vai trò quan trọng như thế nào?