Được biết đến thông qua tựa game Pokemon Go, giờ đây lập trình thực tế ảo tăng cường đang ngày càng có độ phủ sóng rộng rãi và được nhiều người đón nhận.
Lập trình thực tế ảo tăng cường là gì?
Lập trình thực tế ảo tăng cường hay còn được biết đến là lập trình ứng dụng công nghệ AR - Augmented Reality, đây là một xu hướng công nghệ mới được phát triển trên nền tảng công nghệ thực tế ảo VR.
Khác với thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường được bổ sung thêm tính các thành phần kỹ thuật số, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tương tác giữa người và vật thể được trang bị.
Nhờ đó, lập trình thực tế ảo tăng cường cho phép các sự vật/hiện tượng mô phỏng dưới dạng 3D xuất hiện trong môi trường thật, không gian thật thông qua màn hình máy tính hoặc điện thoại.
Đặc biệt hơn, AR còn giúp tích hợp kèm phần đồ họa, video, âm thanh… để có thể mang đến cho người dùng sự trải nghiệm chân thực và trực quan hơn trong quá trình sử dụng.
Đối với lập trình thực tế ảo tăng cường, bạn sẽ không có cảm giác nhập vai hoàn toàn vào thế giới kỹ thuật số như thực tế ảo, mà nó sẽ giúp bạn có thể tương tác trực tiếp trong môi trường vật lý thực.
Cơ chế hoạt động của lập trình thực tế ảo tăng cường
Nhiệm vụ chính của lập trình thực tế ảo tăng cường là tạo ra mối liên kết chân thực giữa thế giới thật và thế giới ảo, giúp người dùng có được những bản thiết kế phù hợp với mục đích triển khai của mình.
Để có thể thực hiện được việc này, cần trải qua hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Với sự hỗ trợ của camera, công nghệ AR sẽ thu được một số hình ảnh từ môi trường thực. Tiếp đó, thực hiện quá trình phân tách dựa trên việc xác định các yếu tố, bao gồm điểm dẫn, dấu chuẩn và luồng quay.
- Giai đoạn 2: Sử dụng các thuật toán, cũng như công nghệ đi kèm hỗ trợ mô phỏng hệ tọa độ trong không gian thật vừa phân tách và đặt những vật thể 3D vào đó.
Ứng dụng của lập trình thực tế ảo tăng cường trong đời sống
Trong lĩnh vực giải trí
Các tựa game ứng dụng lập trình thực tế ảo tăng cường xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, nhằm mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.
Với những ai muốn có thời gian thư giãn tuyệt vời, thì việc lựa chọn giải trí thông qua các trò chơi AR có lẻ là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn đấy!
Một trong những tựa game ứng dụng công nghệ này khá thành công và được nhiều người ưa chuộng, có thể kể đến chính là Pokemon Go.
Lĩnh vực bán hàng
Nhờ công nghệ AR mà các ứng dụng mua sắm có thể cung cấp thêm các thông tin hữu ích, khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn và hài lòng hơn trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Đồng thời, nó cũng giúp các chiến dịch truyền thông về sản phẩm - dịch vụ trở nên sống động, mang đến nhiều thú vị cho khách hàng thông qua khả năng tương tác trực tiếp với sản phẩm - dịch vụ của thương hiệu mỗi khi có nhu cầu.
Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo
Việc ứng dụng công nghệ AR vào lĩnh vực này được xem như một bước đột phá, đem đến phương pháp giảng dạy thú vị, mới mẻ và hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống.
Khi đó, các bạn học sinh - sinh viên sẽ được tiếp xúc chân thực và tổng quát hơn với nhiều nguồn thông tin cùng như những trải nghiệm thú vị.
Không những vậy, công nghệ AR còn giúp người học có cái nhìn chân thực hơn về các mô hình vật ảo trong các mẫu thí nghiệm hay tham gia vào lớp học từ xa.
Trong lĩnh vực kiến trúc
Mang lại cái nhìn trực quan hơn trong các dự án xây dựng, giúp cho các hình ảnh do máy tính tạo ra về một cấu trúc có thể xếp chồng lên trong khung cảnh thực tế.
Trong lĩnh vực y tế
Hỗ trợ các y bác sĩ trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin quan trọng liên quan đến các thiết bị y tế.
Thông qua các mô hình 3D thu được từ công nghệ này, giúp công việc phân tích bệnh án của các y bác sĩ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, công nghệ này còn có khả năng tạo ra môi trường trực tiếp hay gián tiếp trong thế giới thực, tiêu biểu là các công việc như mô phỏng tầm nhìn của bệnh nhân khi bị tác động bởi một vấn đề nào đó, tái cấu trúc hình ảnh phức tạp của mô hình giải phẫu, phát hiện tĩnh mạch của bệnh nhân…