Các nhà lập trình Frontend muốn đạt hiệu suất cao trong các công việc của mình, thì đừng nên bỏ qua top Framework bên dưới nhé!
Bootstrap
Boostrap được biến đến là một trong số những Framework Frontend phổ biến trên thị trường, được khá nhiều lập trình viên ưa chuộng.
Framework này được tạo ra bởi các nhà phát triển Twitter, phát hành chính thức trên thị trường vào năm 2011, chứa các thành phần cơ bản như CSS, HTML và JavaScript.
Boostrap là một Framework mã nguồn mở, hoạt động tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế web Responsive, cho phép nhà phát triển dễ dàng tạo ra các website đáp ứng ở mọi cấp độ phức tạp, cũng như mọi kích thước màn hình.
Kể từ khi ra mắt, Bootstrap luôn được update lên những phiên bản mới, cung cấp kèm các chức năng hiện đại, hỗ trợ tốt nhất cho mọi công việc của nhà lập trình.
Không những thế, nguồn tài liệu học tập liên quan đến Bootstrap cũng khá phong phú và dễ tìm kiếm.
VueJS
VueJS được biết đến là một Framework được xây dựng dựa trên ngôn ngữ JavaScript, thường dùng phổ biến trong quá trình tạo ra các ứng dụng web Single Page Application.
Đây cũng là loại Framework mã nguồn mở, được phát triển bởi Evan You và chính thức xuất hiện trên thị trường vào tháng 2/2014.
Sở hữu khả năng làm việc linh hoạt, nhờ đó có thể tăng tốc độ xử lý web, mang đến cho người dùng một giao diện thân thiện cùng những thao tác mượt mà nhất.
Thêm vào đó, VueJS còn sử dụng những cú pháp khá đơn giản, thích hợp với cả những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn có thể làm việc hiệu quả với nó.
React
Theo những nhà lập trình Frontend có kinh nghiệm, thì React là một Framework đơn giản rất đáng để theo học ở hiện tại và tương lai.
React được xây dựng và phát triển bởi Facebook, đặc biệt nó còn hỗ trợ tính năng DOM ảo - một tính năng duy nhất trong số tất cả các khuôn khổ giao diện người dùng.
Framework này sẽ là sự lựa chọn tốt nhất đối với những ai đang có nhu cầu xây dựng cho mình một ứng dụng đòi hỏi lưu lượng truy cập cao và muốn có một hiệu suất ổn định.
Khác với những loại Framework khác, React là một thư viện và không duy trì một số tính năng thiết yếu, mà được thiết kế nhằm duy trì hoạt động với các thư viện khác, phụ vụ một số tác vụ như quản lý trạng thái, định tuyến và tương tác với API.
Ngoài ra, các thành phần tồn tại trong React hoàn toàn có thể tái sử dụng lại, nên nó còn được xem như một lựa chọn tuyệt vời với những ai muốn tiết kiệm thời gian phát triển giao diện tương tác.
Angular
Angular được xem là một khuôn khổ giao diện người dùng mã nguồn mở, hiện đại, mọi hoạt động diễn ra đều dựa trên TypeScript.
Mục đích phát triển ra Angular là nhằm phát triển hầu hết các dịch vụ mà Google hiện đang cung cấp, kèm theo các ứng dụng di động và web.
Framework này phù hợp để phát triển các dự án thay đổi nhân sự linh hoạt, bởi cách đóng gói các thành phần khiến nó trở nên module hóa và dễ hiểu đối với các lập trình viên mới vào nhóm.
Nếu biết cách khéo léo kết hợp Angular cùng Material Design, thì các chương trình mà nhà lập trình tạo ra trông tương tự như các ứng dụng được tạo ra bởi Google.
Hiện tại, Angular đang sử dụng loại mô hình kiến trúc MVC (Model-View-Controller), mang lại sự đơn giản trong quá trình sử dụng với tốc độ thực thi nhanh chóng và tiết kiệm khá nhiều thời gian cho các nhà lập trình Frontend.
jQuery
Lại là một Framwork được tạo ra dựa trên ngôn ngữ JavaScript, được ra mắt vào năm 2006 và được đông đảo nhà lập trình Frontend lựa chọn sử dụng.
Sở hữu cú pháp đơn giản, dễ học và đặc biệt giảm thiểu nhu cầu viết mã JavaScript mở rộng, nên khá thích hợp với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm về Frontend có thể theo học.
Mặc dù đã xuất hiện trên thị trường khá lâu, nhưng cho đến thời gian hiện tại jQuery vẫn luôn là cái tên phổ biến trên thị trường và luôn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công việc.
Ember.js
Ember.js cũng lại là một Framework nhà JavaScript, được giới thiệu vào năm 2011, hoạt động với mã nguồn mở và tuân thủ mô hình MVVM (Model-View-ViewModel).
Framework này sở hữu tốc độ hiển thị giao diện người dùng nhanh chóng ở phía Server, cung cấp kèm liên kết dữ liệu hai chiều, có khả năng đồng bộ hóa chế độ xem và mô hình trong thời gian thực.
Bên cạnh đó, Ember.js còn hỗ trợ một hệ sinh thái khổng lồ với các mẫu nâng cao, giúp các nhà phát triển rút ngắn thời gian mã hóa và cho phép sử dụng đa dạng các plugin từ cộng đồng.
Đặc biệt hơn, loại Framework này còn có kiến trúc hiệu quả và được xem như một khuôn khổ được tổ chức tương đối tốt rất đáng để bạn lựa chọn sử dụng.