Declarative Programming một thuật ngữ không mấy phổ biến trong lĩnh vực lập trình, nhưng cũng mang đến nhiều lợi ích khi hỗ trợ cho công việc.
Declarative Programming là gì?
Declarative Programming hay còn được gọi là lập trình khai báo, một phương pháp lập trình theo phong cách xây dựng cấu trúc, cùng các yếu tố trong chương trình máy tính, với mục đích trừu tượng hóa luồng điều khiển đối với các phần mềm, hỗ trợ thể hiện tính logic của sự tính toán.
Đây là dạng lập trình cấp cao, hoạt động đối lập với lập trình mệnh lệnh.
Loại lập trình này thường được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý cấu hình, cho phép kết nối với một ngôn ngữ dành riêng cho miền (DSL).
Các mô hình khai báo dựa vào khả năng được định sẵn cấu hình trong ngôn ngữ, để hoàn thành một nhiệm vụ mà không có bất kỳ một hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể về các bước thực hiện.
Lợi ích của Declarative Programming
Tuy dây không phải là một phương pháp lập trình phổ biến trên thị trường, nhưng khi ứng dụng nó vào công việc cũng đem lại một số lợi ích sau:
- Những đối tượng hay dữ liệu sử dụng trong chương trình sẽ hạn chế được sự thay đổi, có thể là trong suốt quá trình thực hiện.
- Các mã trong Declarative Programming tương đối ngắn, nhưng mang lại hiệu quả hoạt động cao.
- Dễ dàng thực hiện việc tối ưu hóa, bởi quá trình triển khai sẽ được kiểm soát dựa trên thuật toán.
- Việc bảo trì ứng dụng có thể thực hiện hoàn toàn độc lập so với việc phát triển.
- Declarative Programming dễ đọc, đơn giản và an toàn hơn, khiến việc mở rộng và duy trì hoạt động các chương thuận tiện hơn.
Đặc điểm của Declarative Programming
- Mục đích hoạt động chính của Declarative Programming chính là mô tả kết quả mong muốn mà không nhờ đến sự chỉ dẫn trực tiếp để đạt được kết quả nào đó.
- Declarative Programming có thể hoạt động theo kiểu lập trình logic và lập trình Function.
- Có khả năng tự động hóa quá trình lặp đi lặp lại thông qua việc đơn giản hóa cấu trúc mã.
- Trong quá trình thực thi, một trình biên dịch hoàn toàn có khả năng đưa ra các quyết định.
- Khi thực hiện việc xử lý, Declarative Programming không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến chương trình, đồng thời không chứa các biến có thể thay đổi như Imperative Programming.
- Nhiệm vụ chính của Declarative Programming chính là thể hiện tính logic trong các tính toán.
Ngôn ngữ sử dụng trong Declarative Programming
Để hỗ trợ tốt nhất cho các công việc trong Declarative Programming, nhà lập trình thường nhờ đến sự hỗ trợ của một số ngôn ngữ sau:
- Earlang.
- Prolog.
- Haskell.
- Lisp.
- SQL ở nghĩa rộng nhất.