Tìm hiểu về DevOps

Tìm hiểu về DevOps
DevOps một thuật ngữ khá mới lạ trên thị trường hiện nay. Bạn cũng đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về DevOps, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

DevOps là gì?

DevOps là một thuật ngữ được viết tắt bởi hai cụm từ Development - khâu phát triển tính năng sản phẩm và Operations - khâu vận hành.

Đây được hiểu là sự kết hợp giữa bộ ba các yếu tố quy trình, con người và công nghệ, nhằm mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng.

DevOps là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vòng đời phát triển chương trình, bao gồm các giai đoạn lập kế hoạch, phát triển, cung cấp và cuối cùng là vận hành.

Mỗi giai đoạn trong DevOps đều có mối liên hệ với nhau và đảm nhận một vai trò nhất định. Nhờ đó, chu trình phát triển các phần mềm được tối ưu hóa, tạo ra một sản phẩm luôn được Release thường xuyên và nhanh chóng hơn.

Tìm hiểu về DevOps

Lợi ích của DevOps

Sự ra đời của DevOps đã hỗ trợ khá nhiều cho các công việc của lập trình viên, trong đó có các lợi ích sau:

  • Hoàn thiện việc chuyển đổi quy trình phát triển, vận hành phần mềm từ mô hình Water-fall sang mô hình Continuous Development/Releases.
  • Giúp cho thời gian hồi phục các sản phẩm diễn ra nhanh chóng, mà vẫn đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Giúp gắn kết mối liên hệ giữa bộ phận Development và Operation, cùng khả nagw làm việc Cross-Functional.
  • Góp phần tận dụng hiệu quả các công cụ tự động hóa, nhằm hạn chế rủi ro và giảm tỷ lệ thất bại khi hoàn thiện.
  • Đảm bảo mức độ tin cậy cao cho các sản phẩm khi đưa ra sử dụng trên thị trường, nhờ sở hữu "hàng rào" bảo mật kiên cố.
  • Nâng cao tốc độ triển khai, đồng thời rút ngắn thời gian phục vụ cho quá trình phát triển hay nâng cấp chương trình.

Nhờ những lợi ích mà DevOps mang lại, mà khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến IT được cải thiện đáng kể. Đồng thời, giúp cho các doanh nghiệp và sản phẩm đang phục vụ trong lĩnh vực này gia tăng khả năng cạnh tranh.

Tìm hiểu về DevOps

Trở thành DevOps cần những năng gì?

Muốn đạt được hiệu quả cao khi làm DevOps, bắt buộc bạn phải am hiểu về Systems và Coding. Không những thế, bạn còn cần trang bị những kỹ năng như:

  • Biết cách sử dụng các lệnh trong Linux, Windows và Mac OS, bao gồm lệnh Terminal trong Linux, CMD và Powercell trong Windows và một số lệnh đặc biệt khác.
  • Nắm các kiến thức nền tảng về I/O Management, Threads and Concurrency, Memory storage and File systems...
  • Trang bị thếm các kiến thức liên quan đến DNS, HTTP và HTTPS, SSL, FTP và những lỗ hổng bảo mật thường gặp khi vận hành website.
  • Biết cách cài đặt và sử dụng các loại Web Server như Apache hay Nginx.
  • Tìm hiểu về các khái nhiệm, cũng như chức năng hay dùng như Load balancer, Caching Server, Reverse Proxy và Firewall. Nên bắt đầu luyện tập với những Docker đơn giản:
    • Thiết lập thử các Cache Server.
    • Ví dụ có nhiều Server hoạt động dưới dạng Local thông qua Docker Container. Ứng dụng tính năng Load balancer trong Web Server thực hiện cân bằng tải trên Server.
  • Học cách sử dung các công cụ Monitoring Server như Nagios, Zabbix, Datadog hay Icing.
  • Tạo ra những dòng code dựa trên các ngôn ngữ như PHP, Python, Java và JavaScript.
  • Sử dụng kết hợp cùng các dịch vụ Cloud phổ biến như Google Cloud, AWS thuộc Amazon và thậm chí là Azure trong Microsoft.

Tìm hiểu về DevOps