Để có được hiệu quả nhất định khi theo học lập trình ảo, người học không nên bỏ qua những thông tin đề cập bên dưới!
Lập trình thực tế ảo là gì?
Lập trình thực tế ảo hay lập trình VR (Virtual Reality) là việc tạo ra những chương trình, phần mềm ứng dụng công nghệ thực tế ảo, mang đến cho người dùng những trải nghiệm giống hoặc gần giống trong thế giới thực.
Công nghệ thực tế ảo đã được phát triển vào những năm 1962, bởi Morton Heilig và nó chỉ trở nên nổi tiếng trong những năm gần đây, khi mà nền công nghệ tin học và máy tính được nhiều người sử dụng.
Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo giúp dễ dàng tạo ra một thế giới nhân tạo, khiến con người có thể di chuyển và thực hiện mọi hoạt động như bình thường.
Ngoài ra, những hiệu ứng này còn giúp mang lại những phản hồi trong video hay thính giác vô cùng hiệu quả.
Trong lập trình thực tế ảo được chia thành hai mảng chính, cụ thể là:
- Lập trình hệ thống giả lập thực tế: Thường được ứng dụng trong các quy trình hay những khóa đào tạo.
- Lập trình game ứng dụng phần mềm thực tế ảo: Với loại này, mang đến cho người chơi những cảm nhận chân thực, điển hình như việc cầm điều khiển và tương tác với game một cách dễ dàng, trực quan.
Những yếu tố quan trong trong thực tế ảo
Một chương trình hay phần mềm được tạo nên bởi lập trình thực tế ảo thường sẽ bao gồm 4 yếu tố sau:
- Khả năng tương tác giác quan: Bao gồm các tín hiệu hình ảnh, âm thanh và xúc giác để giúp quá trình chìm đắm trở nên trọn vẹn và chân thực hơn, có thêm các dữ liệu đầu vào về chuyển động và cảm giác.
- Mô phỏng 3D: Điều này sẽ được thể hiện thông qua sự hỗ trợ của một phương tiện nào đó, có thể là màn hình hoặc kính VR. Những điều này sẽ mang đến góc nhìn trực quan và liên tục thay đổi cho người dùng, dựa trên các chuyển động xảy ra trong thế giới thực.
- Sự đắm chìm: Một chương trình được xây dựng dựa trên công nghệ thực tế ảo sẽ tạo ra môi trường nhân tạo đủ tính thực tế, nhằm tái hiện một cách hiệu quả một vũ trụ trong tưởng tượng để bạn hoàn toàn chìm đắm trong thế giới đó.
- Sự tương tác thực tế: Những mô phỏng ảo có thể phản hồi lại những hành động của người dùng, cùng với đó nó sẽ được diễn ra theo một cách hợp lý và giống với thực tế.
Khi học lập trình thực tế ảo cần chuẩn bị gì?
Những kỹ năng cần thiết
Để có thể đảm nhận được những công việc chuyên sâu trong lập trình thực tế ảo, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng khi làm việc với các bộ công cụ như:
- 3D Game Engine.
- Photo và xây dựng video 360o.
- 3D modelling hay 3D Scanning.
- Bộ công cụ phát triển phần mềm - SDK.
- Thiết kế trải nghiệm cho người dùng trong môi trường 3D.
Bên cách đó là kiến thức về các loại ngôn ngữ hỗ trợ, bao gồm:
- C / C++ / C#.
- Java.
- JavaScript.
- Swift.
- Python.
Trang thiết bị hỗ trợ
Trong lập trình thực tế ảo, công cụ hỗ trợ đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không gì có thể thay thế.
Hiện nay, có khá nhiều bộ công cụ hỗ trợ và người học không thể chuẩn bị tất cả chúng, nên bạn chỉ cần trang bị cho mình 2 công cụ hỗ trợ chính, đó là:
- Bộ thiết bị 3 DOF: Bao gồm Google carlton, Google Daydream, Samsung Gear VR. Thường được sử dụng thông qua các thiết bị Smartphone.
- Bộ thiết bị 6 DOF: Loại này sẽ gồm có HTC Vive, Oculus. Được sử dụng chủ yếu qua máy tính.
Phần cứng
Nếu như vài năm trước đây, các thiết bị phần cứng là loại sản phẩm có mức giá tương đối cao, nhưng một vài năm gần đây mức giá của các thiết bị này không ngừng giảm mạnh, phục vụ hiệu quả cho những người có nhu cầu sử dụng.
Thế nên, nếu lựa chọn cho mình loại phần cứng hỗ trợ tốt nhất cho việc lập trình thực tế ảo, bạn nên chú ý đến những thông số tiêu chuẩn như:
- Bộ nhớ: 8GB+ RAM.
- Hệ điều hành: Windows 10.
- Card đồ họa: AMD Radeon RX 480 hay thậm chí cao hơn càng tốt.
- Card đồ họa thay thế: AMD Radeon R9 290 hay cao hơn.
- Bộ xử lý: Intel i5-4590 / AMD Ryzen 5 1500X hay cũng có thể cao hơn.
Làm thế nào để tạo ra một chương trình thực tế ảo?
Đối với lập trình thực tế ảo, muốn cho ra được một sản phẩm hoàn chỉnh bạn chỉ cần quan tâm đến những điều sau:
- Lựa chọn cho mình một nền tảng cố định, bởi đây chính là yếu tố cơ bản nhất và cũng là nền móng cho mọi sự phát triển, tiến bộ sau này.
- Trang bị vững vàng những kỹ năng thiết liên quan đến 3D, ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ công cụ.
- Liên tục tìm hiểu, tham gia vào các cộng đồng chuyên về thực tế ảo, để có thêm nhiều cơ hội trao đổi thông tin, kinh nghiệm với những người đi trước.
- Tham gia thực hiện một số Project nhỏ, nhằm nhanh chóng đạt được những hiệu quả nhất định.
Ứng dụng của lập trình thực tế ảo
- Trong lĩnh vực giáo dục: Mang đến cho học sinh khả năng tương tác và hiểu bài một cách trực quan, hiệu quả hơn thông qua các bài giảng chân thực.
- Trong lĩnh vực đào tạo: Hỗ trợ học viên có thể nhập vai vào các nhân vật để vượt qua các bài thi, tình huống đào tạo, giúp việc luyện tập trực quan hơn.
- Trong lĩnh vực xây dựng - kiến trúc: Giúp các kỹ sư sáng tạo ra các kiến trúc, bản thiết kế chân thực, như trong thế giới thực. Đồng thời, mang đến cho kỹ sư những trải nghiệm về mọi khía cạnh trong tòa nhà từ cách bố trí các phòng, thiết bị đến các chi tiết nhỏ như công tắc, ổ cắm, đường ống nước… Ngoài ra, còn mang đến cho khách hàng những cảm nhận thực tế nhất trước khi quyết định đặt bút ký mua căn nhà đó.
- Trong lĩnh vực y khoa: Mang đến cho các y bác sĩ dễ dàng thấy được những hình ảnh 3D của kết quả MRI trong khi nói chuyện với bệnh nhân hoặc trợ giúp quá trình phân tích các biến động của nó.
- Trong công nghiệp nặng để tạo ra các mẫu thử nghiệm ảo: Tạo ra các mẫu vật liệu để thử nghiệm mà không cần phải tạo nó trong thế giới thực thì mới thử nghiệm được, nhằm tiết kiệm chi phí tạo bản mẫu, tránh gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm không gian thử nghiệm.
- Trong lĩnh vực giải trí - Game thực tế ảo: Giúp người chơi dễ dàng hóa thân thành những nhân vật, có được trải nghiệm trong những không gian ảo tràn ngập màu sắc, hình ảnh mượt mà sinh động và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người chơi trong các tựa game.