Có nên học Rust hay không?

Có nên học Rust hay không?
Rust tuy không phải là ngôn ngữ phổ biến, nhưng nó cũng sở hữu cho mình khá nhiều ưu điểm khá hữu ích cho các công việc của nhà lập trình.

Ngôn ngữ lập trình Rust

Rust là ngôn ngữ do Graydon Hoare phát triển vào năm 2006, đây là dự án được thực hiện khi còn là một Developer tại Mozilla.

Ngôn ngữ này được tạo ra nhờ sự phối trộn hiệu suất từ các ngôn ngữ khá nổi tiếng trên thị trường, trong đó có cả C++, nhưng với cú pháp thân thiện hơn, tập trung vào code an toàn và được thiết kế tốt, mang lại quá trình phát triển đơn giản hơn.

Nhờ đó, tạo ra ngôn ngữ Rust đa dụng, có hiệu suất hoạt động cao cùng khả năng định kiểu tĩnh.

Trong thời gian hoạt động và phát triển, Rust đã dần chinh phục các "ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ như Dropbox, Firefox, Cloudflare, cùng một số đơn vị, tổ chức khác trên thị trường. 

Có nên học Rust hay không?

Tính năng cốt lõi trong Rust

Với những ai đã và đang sử dụng Rust đều nhận định rằng, đây là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ, được đông đảo doanh nghiệp lớn trên thế giới lựa chọn.

Cùng với đó, khi sử dụng nhà lập trình còn được hỗ trợ bởi những tính năng cốt lõi như:

Borrow Checker

Với khả năng ngăn chặn các "cuộc đua" dữ liệu trong giai đoạn biên dịch. 

Tại thời điểm có hai luồng truy cập trong cùng bộ nhớ, nhờ đó mọi hoạt động không an toàn sẽ nhanh chóng được loại bỏ.

Ownership

Không giống những ngôn ngữ lập trình phổ biến khác, Rust có thể thực hiện việc quản lý thông qua hệ thống quyền sở hữu, dựa trên các quy tắc được kiểm tra, cũng như quản lý bởi trình biên dịch.

Với mỗi giá trị trong Rust sẽ tương ứng với một biến cụ thể gọi là Owner và chỉ có một chủ sở hữu tại một thời điểm.

Trường hợp biến lọt khỏi phạm vi quản lý, quyền sở hữu sẽ ngay lập tức bị bác bỏ.

Nhờ đó, giúp bộ nhớ được làm sạch triệt để hơn và phục vụ tốt nhất cho những công việc cần thiết.

Lifetime

Đây là tính năng được sử dụng trong trình biên dịch của Rust, nhằm mục đích theo dõi tính hợp lệ của các tham chiếu.

Bao gồm "Reeference" của một biến là một con trỏ dẫn đến một biến cụ thể, có nhiệm vụ thông báo cho người kiểm tra về khoảng thời gian tham chiếu có hiệu lực.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chú thích Lifetime của Rust để phục vụ cho các việc liên quan.

Đặc biệt hơn, Borrow Checker cũng có thể suy ra Lifetime một cách chính xác trong một số trường hợp, nhưng vẫn cần sự trợ giúp từ developers. 

Với những tính năng này, sẽ giúp việc quản lý bộ nhớ thông qua Rust trở nên tối ưu hoá hơn.

Có nên học Rust hay không?

Có nên học Rust hay không?

Ngoài sở hữu cho mình những tính năng cốt lõi vô cùng hữu ích, thì có rất nhiều lý do khiến bạn nên chọn học Rust thay vì những ngôn ngữ khác.

Cụ thể là những điều sau:

  • Rust là sự kết hợp giữ tốc độ, khả năng kiểm soát của một ngôn ngữ cấp thấp, cùng các công cụ, cũng như sự an toàn và khả năng debug hiệu quả của ngôn ngữ cấp cao.
  • Sử dụng một trình quản lý tên Cargo, sở hữu tập hợp cùng khả năng Compiler mọi thứ bạn cần trong quá trình triển khai Projects.
  • Tốc độ hoạt động của Rust vô cùng nhanh chóng, đồng thời trình biên dịch của nó còn có khả năng ngăn chặn sự xuất hiện của các code xấu trong giai đoạn xây dựng.
  • Với tốc độ cùng khả năng an toàn mà Rust mang lại cho phần cứng cũng chính là lý do khiến nó luôn được ưu tiên trong việc phát triển các loại website.
  • Luôn là ngôn ngữ được các nhà lập trình yêu thích trong nhiều năm tại theo thống kê của StackOverflow. Thế nên việc lựa chọn học Rust chắc chắn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn ở tương lai.
  • Không những có khả năng điều khiển bộ nhớ khi xử lý lệnh một cách dễ dàng, cũng như hỗ trợ một số công cụ chuyên biệt phục vụ việc quản lý bộ nhớ cấp phát, Rust còn có khả giảm thiểu tối đa việc gặp lỗi khi thực thi lệnh.
  • Rust là một ngôn ngữ đa nền tảng, có thể vận hành được trên mọi hệ điều hành phổ biến hiện nay. 
  • Rust có thể hỗ trợ các ứng dụng song song một cách hiệu quả, cũng như những CPU đa nhân đảm bảo quá trình vận hành hiệu quả của các ứng dụng trên thị trường hiện nay.

Có nên học Rust hay không?

Rust được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Với những tính năng cốt lõi, cũng như một số đặc điểm mà Rust mang đến cho nhà lập trình, thì ngôn ngữ này thường được lựa chọn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cụ thể là trong một số lĩnh vực như:

  • Xây dựng các Embedded device.
  • Ứng dụng hoạt động phục vụ trong Machine Learning.
  • Xây dựng các công cụ command-line mạnh mẽ, đa nền tảng.
  • Một số dịch vụ phục vụ trong hoạt động phân tán trực tuyến và song song.
  • Mọi nhu cầu hoạt động liên quan đến hệ thống, điển hình như Browser Engines, Terminal Emulator…
  • Góp phần xây dựng hệ thống của các thiết bị chơi game hay lái xe.

Có nên học Rust hay không?