Cấp độ phát triển sự nghiệp lập trình viên

Cấp độ phát triển sự nghiệp lập trình viên
Nghề lập trình hay bất kể ngành nghề nào cũng đều có cho mình một lộ trình phát triển sự nghiệp riêng. Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về lập trình viên

Lập trình viên là những người đảm nhận công việc thiết kế, xây dựng các phần mềm, website hay ứng dụng hoạt động trên máy tính và các thiết bị di động.

Công việc chính của họ là tạo ra các đoạn mã code, giúp chương trình có được những chức năng theo yêu cầu của khách hàng và mang đến cho người dùng một sản phẩm chất lượng, thỏa mãn mọi mục đích sử dụng.

Những thứ mà một lập trình viên thường phải tiếp xúc mỗi ngày, chính là các loại ngôn ngữ lập trình như HTML/CSS, JavaScript, PHP, Python... để phục vụ tốt hơn cho những công việc mà mình đảm nhận.

Trên thực tế, lập trình viên được chia thành ba mảng chính, đó là:

  • Lập trình viên Front End.
  • Lập trình viên Back End.
  • Lập trình viên Full Stack.

Cấp độ phát triển sự nghiệp lập trình viên

Cấp độ phát triển sự nghiệp lập trình viên

Lập trình viên hiện đang là một nghề khá hot trên thị trường hiện nay, nhu cầu tuyển dụng các công việc liên quan cùng mức lương khá hấp dẫn cũng ngày một tăng theo.

Việc này đã khiến lượng người chọn theo học và trở thành lập trình viên tăng lên chóng mặt.

Vậy bạn đã biết về các cấp độ phát triển sự nghiệp khi trở thành lập trình viên hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Fresher

Thuật ngữ này dùng để chỉ các bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp, họ chỉ có trong mình những kiến thức nền tảng mà chưa có chút kinh nghiệm làm việc thực tế nào.

Để được gọi là một Fresher trong ngành lập trình, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về cấu trúc phần mềm, cơ sở dữ liệu và các logic...

Junior Developer

Cấp độ này dành cho những người có dưới 2 năm kinh nghiệm trong nghề lập trình.

Đây là những người vừa trải qua thời gian thực tập hay Fresher, đã có cho mình chút ít kinh nghiệm làm việc trong công việc lập trình.

Những Junior Developer sẽ phải am hiểu sơ bộ về vòng đời ứng dụng, sử dụng ngôn ngữ lập trình hay Framework, kèm theo cách sử dụng các công cụ, công nghệ trong lập trình.

Vị trí này sẽ là nền tảng giúp bạn dễ dàng bước tiếp lên các cấp cao hơn trong con đường sự nghiệp của nghề lập trình.

Senior Developer

Là những người có từ 3 đến 8 năm kinh nghiệm trong việc lập trình.

Họ là những người có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp và xây dựng ra một ứng dụng lớn. Đồng thời, có thể tự mình thiết kế lên các cấu trúc cơ sở dữ liệu lớn, các tính năng phức tạp của ứng dụng.

Tech Lead

Là những người đã có từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm trong nghề lập trình.

Họ sở hữu cho mình những kỹ năng và kiến thức như một Senior Developer.

Tech Lead sẽ là người sẽ chịu trách nhiệm quản lý cả một đội nhóm các Dev cấp dưới mình. Còn không, vị trí này cũng được xem như một Architect - người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật cho chương trình.

Khi đạt đến "cảnh giới" này trong nghề lập trình, bạn sẽ có quyền quyết định các công việc quan trọng để các thành viên trong team nghe theo lời mình hay việc nên sử dụng loại ngôn ngữ nào, công cụ gì, thiết kế hệ thống như thế nào để chương trình khi hoàn thiện đạt chuẩn theo quy trình đã đề ra.

Product Manager

Những người đảm nhận vị trí này sẽ là người đưa ra những quyết định về các chức năng cần có trong một sản phẩm thông qua quá trình nghiên cứu, khảo sát và đo đạc.

Muốn làm được ở vị trí này, đòi hỏi bạn phải là người có kỹ năng mềm, cùng khả năng giải quyết vấn đề tốt.

Senior Leader

Là những người sẽ phải đưa ra những quyết định cấp cao, đây cũng người truyền cảm hứng, giúp đội ngũ của mình có niềm tin vào sứ mệnh và định hướng phát triển của doanh nghiệp. 

Nhiệm vụ chính khi đảm nhận vị trí Senior Leader là phải giúp cho mọi người trong công ty cùng phát triển theo một hướng, đảm bảo hướng đi đó dẫn đến đích đã đặt ra và chắc chắn rằng mọi người đều hiểu lý do tại sao cần đi theo hướng đó.

Cấp độ phát triển sự nghiệp lập trình viên

Nghề lập trình viên có những đặc điểm như thế nào?

  • Lập trình viên là một nghề vô cùng vất vả ở giai đoạn bắt đầu. Bởi thời gian học và viết code chiếm đa số trong ngày (có thể đạt từ 10 đến 12h mỗi ngày).
  • Đòi hỏi bạn phải là một người có khả năng tư duy tốt, sự nhạy bén trong công việc và là người giải quyết tốt được các khó khăn phát sinh trong công việc.
  • Có kiến thức tiếng Anh tốt, để đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành và giúp bạn có được cơ hội phát triển nhanh chóng trong sự nghiệp.
  • Luôn tự mình cập nhật và trau dồi thêm các công nghệ mới trên thị trường, bởi đây là một lĩnh vực không ngừng cải tiến theo từng ngày, thậm chí là từng giờ từng phút.
  • Cần có khả năng quản lý và sắp xếp công việc hợp lý.
  • Bạn cần là người có khả năng thích ứng tốt, cùng tính tự học cao.

Cấp độ phát triển sự nghiệp lập trình viên