Những kiến thức chung về hệ điều hành của máy tính

Những kiến thức chung về hệ điều hành của máy tính
Bạn đã thực sự hiểu biết hết mọi kiến thức về hệ điều hành trên máy tính chưa. Cùng Tự học lập trình tìm hiểu về những điều căn bản này nhé.

Hệ điều hành là gì?

Hệ điều hành (Operating System - OS) là phần mềm hệ thống quản lý mọi tài nguyên trong phần cứng (bao gồm các thiết bị đầu vào/đầu ra, các thiết bị mạng như modem, bộ định tuyến và kết nối mạng và các thiết bị lưu trữ như ổ đĩa trong và ngoài) và phần mềm của máy tính, nó còn cung cấp các dịch vụ cho mọi chương trình trên máy tính. Là phần mềm nền tảng chạy trên máy tính, cung cấp giao diện cho phép người dùng có thể cài đặt và sử dụng các ứng dụng khác trên đó như các phần mềm lướt web - Chrome, Cốc Cốc, Firefox, các phần mềm xử lý văn bản - word, excel, powerpoint hay các phần mềm dùng để xem phim, nghe nhạc, chơi game...

Đóng vai trò trung gian trong quá trình giao tiếp giữa những người sử dụng và phần cứng máy tính. Bên cạnh đó, hệ điều hành còn cung cấp môi trường cho phép người sử dụng có thể phát triển các ứng dụng một cách dễ dàng.

Những kiến thức chung về hệ điều hành của máy tính

Một số hệ điều hành hay được sử dụng

  • Microsoft Windows (chiếm 76,45% thị phần).
  • MacOS của Apple (đứng vị trí thứ 2 với 17,72% thị phần).
  • Linux (đứng ở vị trí thứ 3 với 1,73%).
  • Android (được sử dụng trên thiết bị di động, thị phần đứng hàng đầu lên đến 72% trong năm 2020).
  • iOS của Apple (hệ điều hành này cũng dùng trên điện thoại với thị phần chỉ 12,1%, mỗi năm chúng bị sụt giảm 5,2%).

Những kiến thức chung về hệ điều hành của máy tính

Đặc điểm của hệ điều hành

  • Memory Management: theo dõi bộ nhớ chính.
  • Processor Management: phân bổ bộ xử lý (CPU) cho một quy trình và xử lý CPU khi không cần thiết.
  • Device Management: theo dõi tất cả các thiết bị.
  • File Management: phân bổ các nguồn lực và quyết định nơi nhận nguồn tài nguyên.
  • Security: ngăn chặn truy cập trái phép vào chương trình và dữ liệu thông qua mật khẩu và các kỹ thuật tương tự.
  • Job Accounting: theo dõi thời gian và tài nguyên được sử dụng trong nhiều công việc hoặc người dùng khác nhau.
  • Control Over System Performance: ghi lại những chậm trễ giữa yêu cầu dịch vụ và hệ thống.
  • Interation with the Operators: tương tác thông qua giao diện điều khiển của máy tính dưới dạng hướng dẫn, sau đó thông báo cho hoạt động bằng màn hình hiển thị.
  • Error-detecting Aids: đưa ra các dumps, traces, error messages và các phương pháp gỡ rối cùng phát hiện lỗi.
  • Coordination Between Other Software and Users (Phối hợp cùng các phần mềm và người dùng): phối hợp và phân công các compilers, interpreters, assemblers và một số phần mềm khác cho nhiều người dùng trên mọi hệ thống máy tính.

Thành phần của hệ điều hành

Kernel

Cung cấp các điều khiển ở mức căn bản trên mọi thiết bị phần cứng máy tính. Nó có vai trò bao gồm: đọc dữ liệu từ bộ nhớ và ghi chúng vào bộ nhớ, xử lý các câu lệnh thực hiện, xác định cách thức nhận và gửi dữ liệu bởi các thiết bị xuất/nhập thông tin như màn hình, bàn phím, chuột và cuối cùng là xác định cách diễn giải dữ liệu nhận được từ mạng.

Giao diện người dùng

Cho phép tương tác với người dùng thông qua các Graphical icons và một desktop hay thông qua một command line.

Giao diện lập trình ứng dụng

Cho phép các nhà phát triển ứng dụng có thể viết mô-đun code.

Các tính năng chính của hệ điều hành

  • Là tập hợp các chương trình chuyên dụng được tích hợp để quản lý tài nguyên tổng thể cũng như mọi hoạt động của máy tính.
  • Là phần mềm chuyên dụng để kiểm soát và giám sát việc thực hiện những chương trình khác nhau trên máy tính (chương trình ứng dụng và phần mềm hệ thống khác).

Những kiến thức chung về hệ điều hành của máy tính

Mục tiêu của hệ điều hành 

  • Quản lý tài nguyên hệ thống.
  • Ẩn các chi tiết trong tài nguyên phần cứng của người dùng.
  • Cung cấp tài nguyên được chia sẻ hiệu quả và công bằng giữa người dùng và chương trình.
  • Cung cấp giao diện thuận tiện cho người dùng khi sử dụng hệ thống máy tính.
  • Giúp hệ thống máy tính hoạt động thuận tiện, sử dụng các công cụ được hiệu quả hơn.
  • Hoạt động như một trung gian giữa phần cứng và người dùng phần cứng, để người dùng dễ dàng truy cập và sử dụng các tài nguyên khác.

Khi muốn cài đặt hệ điều hành trên máy tính bạn cần 

  • File cài đặt hệ điều hành: thường được lưu trữ trong các đĩa CD/DVD, USB hay ổ cứng di động.
  • Ổ đĩa cứng cùng dung lượng bộ nhớ trống tối thiểu theo yêu cầu của từng loại hệ điều hành và phải được định dạng là ổ đĩa hệ thống.
  • Cấu hình máy tính phải đạt yêu cầu về RAM cũng như CPU.

Những kiến thức chung về hệ điều hành của máy tính