Những Framework phổ biến dùng để phát triển ứng dụng Mobile

Những Framework phổ biến dùng để phát triển ứng dụng Mobile
Bài viết sau đây sẽ rất thích hợp đối với những bạn đang là lập trình viên mảng Mobile và bất kỳ ai có ý định theo đuổi con đường này.

Trước sự xuất hiện của các Mobile app ngày càng nhiều như hiện nay, đòi hỏi các lập trình viên phải luôn đáp ứng được nhu cầu này. Tuy nhiên, không phải tất cả người dùng đều sử dụng chung một hệ điều hành, các user có thể phân bố ở nhiều platform khác nhau. Hãy tham khảo qua bài viết này để bỏ túi cho mình những Framework phổ biến, giúp phát triển ứng dụng di động đa nền tảng.

React Native

Phải kể đến đầu tiên trong danh sách này là cái tên React Native. Đây là một Framework hữu ích cho phép các lập trình viên phát triển ứng dụng Mobile đa nền tảng với sự trợ giúp của Javascript. Thông qua React Native, họ có thể sử dụng một bộ mã duy nhất cho cả hệ điều hành iOS và Android.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm công sức và thời gian khi muốn phát triển một ứng dụng nhanh chóng.
  • Hiệu năng tương đối ổn định.
  • Có cộng đồng phát triển mạnh mẽ. 
  • Tạo ra ứng dụng tin cậy và ổn định.
  • Xây dựng cho nhiều hệ điều hành khác nhau với số lượng native code ít nhất.

Nhược điểm:

  • Vẫn còn đòi hỏi phải sử dụng native code.
  • Hiệu năng sẽ thấp hơn với app thuần native code.
  • Bảo mật không cao do dựa trên Javascript.
  • Quản lý bộ nhớ kém. 
  • Khả năng tùy biến không thực sự tốt đối với một vài module cụ thể.

Những Framework phổ biến dùng để phát triển ứng dụng Mobile

Flutter 

Flutter là Mobile UI Framework của Google để tạo ra các giao diện native chất lượng cao trên nền tảng iOS và Android trong khoảng thời gian ngắn bằng cách dùng ngôn ngữ Dart.

Nó hoạt động với source code có sẵn, được ưa chuộng bởi nhiều nhà phát triển và các tổ chức trên khắp thế giới, đồng thời nó có mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí để sử dụng.

Những Framework phổ biến dùng để phát triển ứng dụng Mobile

Xamarin

Đây là một nền tảng lập trình ứng dụng di động cross-platform (code một nơi nhưng có thể chạy trên được cả hai nền tảng khác nhau là iOS và Android). Xamarin có những đặc điểm riêng biệt, hiếm có so với các Framework trên thị trường, khi mà hiện tại khả năng native access và trải nghiệm người dùng native vẫn đang bị đặt ra nhiều nghi vấn.

Ưu điểm:

  • Ứng dụng mẫu của Xamarin giúp công việc khởi đầu suôn sẻ hơn.
  • Ứng dụng được viết rất rõ ràng và còn có thể được dùng làm mẫu tham khảo.
  • Xamarin có thể chia sẻ đến 75% code được viết ra với các nền tảng di động lớn, từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.
  • Cung cấp functionality testing (kiểm tra tính năng) và quality assurance (đảm bảo chất lượng) cho vô số thiết bị để đảm bảo tích hợp chuẩn xác.
  • Xamarin thậm chí còn có giả lập Android riêng.

Nhược điểm:

  • Với Xamarin, bạn vẫn không thể sử dụng được vô số thư viện nguồn mở cho cả iOS và Android.
  • Phiên bản miễn phí vô cùng hạn chế, rất khó dùng trong các dự án phát triển lớn.

Những Framework phổ biến dùng để phát triển ứng dụng Mobile

PhoneGap

PhoneGap cũng là một Framework dùng để phát triển Mobile app đa nền tảng mã nguồn mở, cho phép lập trình viên xây dựng các ứng dụng di động bằng HTML, CSS và Javascript. 

Ưu điểm:

  • Cho phép tạo ứng dụng lai bằng những công nghệ web phổ biến hiện nay như HTML5, CSS3 và JavaScript.
  • Cho phép triển khai phần mềm được viết bằng một code base duy nhất lên nhiều nền tảng khác nhau, trong đó có iOS, Android, Windows, BlackBerry...
  • Cấu trúc tạo điều kiện cho lập trình viên áp dụng plugin, mở rộng API thiết bị và nhiều lợi ích khác.

Nhược điểm:

  • Khả năng hỗ trợ đồ họa hạn chế đối với các ứng dụng.
  • Plugin cho một số platform cần thiết có thể bị lỗi thời hoặc không được cập nhật.

Những Framework phổ biến dùng để phát triển ứng dụng Mobile