Các cấp độ lập trình viên

Các cấp độ lập trình viên
Bất kỳ ngành nghề cũng đều có con đường phát triển sự nghiệp riêng. Nghề lập trình cũng như vậy.

Nghề lập trình luôn trở thành đề tài được xoay quanh nhiều nhất. Từ những bạn mới bắt đầu theo đuổi đến nhiều Developer gạo cội trong ngành. Để có thể hiệu thật chính xác các cấp độ lập trình viên, đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ về định nghĩa và đặc điểm của công việc này.

Tìm hiểu về lập trình viên

Lập trình viên là gì?

Lập trình viên còn được hiểu là kỹ sư phần mềm, người ứng dụng những ngôn ngữ lập trình khắc nhau nhằm thiết kế, xây dựng, bảo trì chương trình máy tính. 

Mô tả công việc chính

  • Phát triển ứng dụng mới.
  • Nâng cấp, sửa chữa những phần mềm có sẵn.
  • Xây dựng nhiều chức năng xử lý.
  • Nghiên cứu, kiểm thử và cải tiến công nghệ mới.

Các cấp độ lập trình viên

Các cấp độ lập trình viên

  • Junior Developer: Công việc này cần bạn có tối đa 3 năm kinh nghiệm, hiểu biết tổng thể về vòng đời, cơ sở dữ liệu, dịch vụ của ứng dụng. Ngoài ra, nhà tuyển dụng đòi hỏi Developer có thể viết Script và chương trình đơn giản.
  • Senior Developer: Nếu sở hữu từ 4-10 năm làm việc, bạn hoàn toàn thích hợp với vị trí này. Đặc trưng cấp độ Senior cần Developer phải có kiến thức sâu, lập trình được ứng dụng phức tạp và quy mô lớn.
  • Lead Developer hoặc Architect: Công việc này những ứng viên có tuổi nghề từ 7-10 năm kinh nghiệm. Yêu cầu bắt buộc là thành kỹ năng của một Senior Developer, tác phong như kỹ sư độc lập hay lãnh đạo nhóm.
  • Mid-level Manager: Chức danh ở cấp độ này là Product Manager, Project Manager... Họ là người quản lý lập trình viên, nhân viên cấp dưới, có quyền sa thải và tuyển dụng nhân lực.
  • Senior Leader: Là người lãnh đạo quản lý cấp dưới, báo cáo lên ban giám đốc công ty. Vị trí này còn nhiều tên gọi khác như VP, CTP, CEO...

Các cấp độ lập trình viên

Hy vọng bài viết từ Tự Học Lập Trình cung cấp sẽ mang đến cho bạn đầy đủ thông tin về các cấp độ lập trình viên nhé!