MongoDB là một thuật ngữ thân quen với nhiều nhà quản trị website. Thông qua bài viết dưới đây, Tự Học Lập Trình sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về MongoDB nhé!
NoSQL là gì?
Để tìm hiểu về MongoDB một cách rõ ràng, thì bạn cần biết khái niệm về NoSQL.
NoSQL được hiểu như một "mảnh vá" giúp che giấu những hạn chế, khuyết điểm của mô hình Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Ngoài ra, nó cho phép cập nhật thông tin mà không cần thêm khóa ngoại, khóa chính hay thao tác kiểm tra nào.
Đây chính là cải tiến về tốc độ, tính năng cũng như khả năng mở rộng tốt của công cụ này.
MongoDB là gì?
MongoDB được xem là một dạng phần mềm cơ sở dữ liệu mã nguồn mở NoSQL, được hàng triệu người tin dùng.
Nó được phát triển với mục đích chính là hướng đến đối tượng và hỗ trợ trên đa nền tảng. Bên cạnh đó, MongoDB còn sở hữu hiệu suất sử dụng cao, cùng tính khả dụng tốt và mở rộng dễ dàng.
Đặc biệt, các Collection có cấu trúc xử lý linh hoạt, cho phép dữ liệu không cần phải tuân theo bất kỳ dạng cấu trúc nào. Do đó, nó cho phép lưu trữ mọi loại dữ liệu, bất kể là đơn giản hay phức tạp và hiển thị dưới kiểu JSON.
Nguyên tắc hoạt động của MongoDB
Cơ chế hoạt động của MongoDB được thực hiện như một tiến trình dịch vụ ngầm và mở một cổng, nhằm tiếp nhận các yêu cầu truy vấn, thao tác từ những ứng dụng gửi vào để tiến hành thao tác xử lý.
Một bản ghi này sẽ được tự động gắn thêm một field thuộc kiểu Objectld với tên là "_id". Bên cạnh đó, nó còn được ứng dụng vào việc truy vấn, tìm kiếm thông tin, giúp bảo đảm tốc độ đạt hiệu suất tối ưu.
Trong mỗi lần thực hiện, thao tác này sẽ được ghi đệm lên bộ RAM nhằm hỗ trợ các truy vấn sau diễn ran nhanh chóng và không cần đọc dữ liệu từ ổ cứng.
Đặc biệt, khi thao tác thêm, xóa, sửa... bản ghi thì MongoDB đa phần sẽ tốn 60s để lưu trữ lại thông tin được chuyển từ RAM xuống ổ cứng.
Vì sao nên sử dụng MongoDB?
Hạn chế schema đã trở thành yếu tố chính, giúp nhóm các đối tượng thành một cụm để việc quản lý trở nên đơn giản hơn. Đặc biệt, một document sẽ có số trường, nội dung và kích thước khác nhau.
Cấu trúc rõ ràng tương tự như đối tượng.
Các join không phức tạp, rối rắm.
Khi mở rộng dữ liệu không phụ thuộc vào khóa ngoại, khóa chính... Đặc biệt, việc thực hiện replication và sharding của một MongoDB để mở rộng vô cùng dễ dàng.
Ngoài ra, nhờ update ngay lập tức nên việc cập nhật được diễn ra một cách đơn giản và nhanh chóng.
Ứng dụng thực tế của MongoDB
Khi website xuất hiện tình trạng nhiều người dùng cùng thực hiện thao tác trên ứng dụng, thì MongoDB sẽ loại bỏ phần đó để tránh trường hợp load lỗi tại một điểm.
Bên cạnh đó, máy chủ không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu hay chứa quá nhiều thông tin trong một trang web.
Tuy nhiên, đối với một ứng dụng sử dụng nhiều transaction hay cần SQL thì hoàn toàn không nên sử dụng MongoDB.