Dữ liệu máy tính là gì?
Để máy tính luôn hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả cao, thì dữ liệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết.
Dữ liệu máy tính là gì?
Dữ liệu máy tính bao gồm những thông tin đã được chuyển sang dạng ngôn ngữ mà máy có thể hiểu (thông thường sẽ ở dạng dãy số nhị phân), đồng thời thực hiện việc xử lý hay lưu trữ bên trong và phục vụ cho các công việc cần thiết khác.
Những thông tin này có thể được hiển thị dưới các dạng như video, tài liệu văn bản, hình ảnh, chương trình phần mềm...
Mọi dữ liệu trong máy tính đều dễ dàng truyền qua lại giữa các máy thông qua kết nối mang hay các thiết bị đa phương tiện hỗ trợ khác.
Dữ liệu máy tính được chia thành hai dạng chính là dữ liệu cấu trúc và dữ liệu phi cấu trúc.
Dữ liệu được lưu trữ ở đâu trong máy tính?
Trong máy tính, hầu hết mọi dữ liệu sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính, được chia thành hai dạng chính là bộ nhớ trong - Main Memory và bộ nhớ ngoài - External storage.
Bộ nhớ máy tính hay còn được biết đến là ổ nhớ hay bộ nhớ, là một thiết bị công nghệ bao gồm các phần tử máy tính và lưu trữ dữ liệu, được dùng để duy trì dữ liệu số.
Đây là một linh kiện cơ bản, thực hiện các chức năng cốt lõi trong các máy tính.
Bộ nhớ máy tính bao gồm:
- Các bộ nhớ điện tĩnh phục vụ việc lưu trữ được dữ liệu lâu dài, bao gồm đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa quang, băng từ, ROM hay các loại bút nhớ...
- Bộ nhớ điện động để lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình máy tính làm việc, gồm có RAM máy tính, Cache...
Chu trình xử lý dữ liệu máy tính
Xử lý dữ liệu được xem như một quá trình được thực hiện bởi con người hay máy móc, nhằm mục đích sắp xếp, tái cấu trúc lại dữ liệu giúp tăng tiện ích và bổ sung thêm các chức năng cần thiết.
Chu trình xử lý dữ liệu trong máy tính được thực hiện dựa trên ba bước:
- Input: Tiếp nhận các thông tin cần được xử lý, ở dạng thuận tiện nhất.
- Processing: Phân loại, sắp xếp các dạng thông tin tương ứng lại với nhau và tiến hành xử lý chúng.
- Output: Trả về kết quả theo mục đích sử dụng của người thực hiện.